Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến thể có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta và Omicron. Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát. Tuy nhiên một số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố; để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh Covid-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Trong hướng dẫn mới nhất ngày 29/12/2021. Bộ Y tế đưa ra các định nghĩa điều chỉnh về ca bệnh Covid-19.
Căn cứ pháp lý
- Công văn 11042/BYT-DP.
Nội dung tư vấn
Định nghĩa về ca bệnh Covid-19 nghi ngờ
Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp
– Là người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giám hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.
– Là người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên.
– Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 ().
– Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.
– Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.
Định nghĩa về ca bệnh Covid-19 là F0
Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:
– Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).
– Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
– Là người có biểu hiện lâm sàng nghĩ mắc COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
– Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Định nghĩa về ca bệnh Covid-19 là F1
Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
– Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa về ca bệnh Covid-19. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Quá trình điều tra, nếu có căn cứ xác định các F0 này đi ra đường làm lây lan dịch bệnh thì có thể xử lý hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (mức phạt tiền 50-200 triệu đồng; hoặc phạt tù 1-12 năm).
Theo điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007. Các hành vi bị nghiêm cấm là:
– Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
– Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
– Che giấu, khai báo gian dối; hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm.
Từ các định nghĩa về ca bệnh Covid-19 được Bộ Y tế điều chỉnh. Theo đó để hưởng chế độ ốm đau đối với F0, bạn cần thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận. Sau khi hoàn thành cách ly và điều trị người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế hoặc quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau. Người lao động nộp lại GCN nghỉ việc hưởng BHXH cho doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận tiền trợ cấp ốm đau. Nhận tiền trợ cấp sau 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.