Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022. Theo đó, có nhiều điểm đáng chú ý. Cụ thể: Tính phí rác thải theo… kg; Không phân loại rác bị từ chối thu gom; Người dân được cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí…
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thu phí rác thải theo khối lượng
Theo quy định mới tại Luật Bảo vệ môi trường 2020. Phí rác thải sinh hoạt được tính theo khối lượng. Thay vì tính theo bình quân đầu người như hiện nay.
Tại khoản 1 Điều 79 về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:
– Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
– Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
Theo quy định nêu trên, “khối lượng, “thể tích” rác thải sau khi được phân loại được coi là một yếu tố cấu thành nên giá dịch thu gom rác thải sinh hoạt mà mỗi hộ gia đình, cá nhân phải trả hằng tháng. Ngoài ra, nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hoặc không sử dụng bao bì đúng quy định thì cơ sở thu gom có quyền từ chối thu gom, vận chuyển. Đồng thời báo cho cơ quan thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Việc tính phí này sẽ được áp dụng ở các thời điểm khác nhau. Kể từ ngày 01/01/2022 và chậm nhất phải được áp dụng là ngày 31/12/2024. Tuy nhiên pháp luật cũng có chính sách khuyến khích người dân nếu hộ gia đình và cá nhân nào phân loại riêng rác tái sử dụng, nguy hại thì sẽ được miễn phí loại phí này.
Trách nhiệm của ủy ban nhân dân trong việc tính phí rác thải để thu gom
– Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
– Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt;
– Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai. Trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
Không phân loại rác thải sẽ bị từ chối thu gom
Tại khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải; không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra; xử lý theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật này.
Nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt để tính phí rác thải
Người dân không phân loại rác thải sẽ bị từ chối thu gom. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại. Theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Cụ thể như sau:
– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
– Chất thải thực phẩm;
– Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Cùng với đó, giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân. Không được chôn rác thải gây nguy hiểm cho môi trường.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Tính phí rác thải theo… kg từ năm 2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP. Quy định về nước thải và nước thải sịnh hoạt lần lượt như sau:
Nước thải được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng; hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước; hoặc ra môi trường.
Nước thải sinh hoạt được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân…
Năm 2021, tiền rác mỗi hộ dân sẽ đóng khoảng 50.000 đồng/tháng. Trong đó có 20% phí vận chuyển và phí này sẽ tăng dần lên 40% năm 2022; 60% năm 2023; tiến tới thu đủ phí vận chuyển 100% năm 2025 với tiền rác người dân phải trả là 73.400 đồng/tháng.
Căn cứ Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, lòng đường; hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị; hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.