Dùng dao để đâm nạn nạn nhân; dùng tiền để hối lộ;…. các hành vi trên đã sử dụng các phương tiện gì để phạm tội? Vậy phương tiện phạm tội là gì? Được quy định như thế nào? Việc quy định như vậy có ý nghĩa gì trong hoạt động điều tra, tố giác tội phạm? Cùng luật sư X tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phương tiện phạm tội là gì?
Phương tiện phạm tội là đối tượng vật chất được chủ thể của tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội.
Phương tiện phạm tội không quyết định bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể, nên không được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nó lại có ý nghĩa trong quy định dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Ngoài ra, một số phương tiện phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của một số tội cụ thể. Ví dụ, tình tiết “dùng chất nổ” được quy định là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của tội hủy hoại tài sản…
Trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 , phương tiện phạm tội được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; là phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người.
Quy định pháp luật về bảo quản vật chứng là công cụ phạm tội
Tại Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:
Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong; mở niêm phong được lập biên bản; đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong; mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;
Vật chứng là tiền; vàng; bạc; kim khí quý; đá quý; đồ cổ; chất nổ; chất chá; chất độc; chất phóng xạ; vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập; phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác.
Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp đồ vật; tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương; cơ quan; tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
Vật chứng thuộc loại mau hỏng; khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật; chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;
Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân; Quân đội nhân dân; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Các biện pháp xử lý phương tiện phạm tội
Các biện pháp tư pháp
1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:
a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
c) Bắt buộc chữa bệnh.
2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:
a) Tịch thu vật; tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
b) Trả lại tài sản; sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;
d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu
Trên đây là phần phân tích của Luật sư X. Nếu có nhu cầu tư vấn xin hãy liên hệ qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Phương tiện phạm tội là đối tượng vật chất được chủ thể của tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội.
Phương tiện phạm tội không quyết định bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể, do vậy, không được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
Bắt buộc chữa bệnh.