Chào luật sư, Khi điều khiển ô tô qua hầm đường bộ Thủ Thiêm, tôi bị CSGT xử phạt về hành vi không bật đèn chiếu gần khi lưu thông qua hầm đường bộ. Do đoạn hầm khá dài nên tôi đã bật đèn pha (thay vì bật đèn chiếu gần) cho dễ nhìn đường. Luật sư cho tôi hỏi phạt như vậy có đúng không theo quy định của pháp luật không? Đi xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần xử lý ra sao? Rất mong nhận được tư vấn từ luật sư
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Việc bật đèn xe trong hầm đường bộ là điều vô cùng quan trọng nhằm giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng quan sát hơn. Nhưng pháp luật quy định rằng chỉ được phép bật đèn chiếu sáng gần; khi di chuyển trong hầm đi bộ. Vì trong hầm đã có hệ thống chiếu sáng và bạn chỉ nên bật đèn chiếu gần. Nếu bật đèn chiếu xa thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Hầm đường bộ là gì?
Hầm là một loại công trình ngầm nhằm mục đích vượt qua các địa hình dương bằng cách chui qua nó.
Trong giao thông, hầm là một công trình ngầm nhằm mục đích vượt qua các địa hình bằng các chui qua nó. Công trình hầm này nằm trên tuyến đường giao thông. Hầm có thể thẳng, cong hoặc xoắn ốc. Ở đầu và cuối đường hầm đều có công trình cửa hầm với kết cấu vững chắc để chống sụt lở và bảo đảm cho tàu xe ra vào hầm an toàn.
Hầm đường bộ là một bộ phận thuộc Đường bộ, bao gồm hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị và hầm dành cho người đi bộ.
Hầm đường bộ bao gồm hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị và hầm dành cho người đi bộ
Đi trong hầm đường bộ cần lưu ý gì?
- Không nên đi xe bấm còi xe inh ỏi khi đi trong hầm; nếu muốn báo hiệu cho các phương tiện khác thì tài xế có thể nháy đèn, không được dùng đèn ưu tiên ( trừ các phương tiện được ưu tiên)
- Phải bật đèn chiếu gần, còn các xe thô sơ thì phải có đèn; hoặc các vật phát sáng để báo hiệu cho người và các phương tiện khác
- Ô tô chỉ được đạt tốc độ tối đa cho phép là 60km/h, tối thiểu là 30km/h. Xe mô tô, xe máy chỉ được chạy với tốc độ tối đa cho phép là 40km/h.
- Duy trì khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn xe là 30m.
- Không được vượt xe khác khi lưu thông trong hầm đường bộ.
- Chỉ được dừng, đỗ xe tại những nơi cho phép. Trong các trường hợp dừng khẩn cấp; thì phải báo hiệu cho các xe khác ở khoảng cách đủ để nhận biết và đảm bảo an toàn.
- Không lùi xe hoặc quay đầu xe khi lưu thông trong hầm đường bộ.
Đi xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần xử lý ra sao
Đối với ô tô và các loại xe tương tự
Căn cứ tại điểm r Khoản 3; và điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100 về xử phạt người điều khiển xe ô tô; và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
“Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng (nếu gây tai nạn hay không) đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.“
Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự
Còn đối với việc xử phạt người điều khiển; người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Căn cứ theo điểm m Khoản 3 và điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100 quy định:
“Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng (nếu gây tai nạn giao thông) nếu người điều khiển xe chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.”
Các cách nộp phạt khi không bật đèn chiếu gần trong hầm đường bộ
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Xe ô tô dừng trong hầm đường bộ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
“Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng; và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
– Phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng (nếu gây tai nạn giao thông) đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) thực hiện các hành vi vi phạm sau:
Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.”
Còn đối người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) căn cứ theo điểm b, d Khoản 4 và điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100 sẽ bị xử phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng và bị tước GPLX từ 2 – 4 tháng (nếu gây tai nạn giao thông) nếu thực hiện các hành vi vi phạm sau:
Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, khi đi trong hầm đi bộ, người điều khiển xe phải bật đèn chiếu gần. Nếu không sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hành vi dừng xe gây tắc luồng xanh bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Đỗ xe ô tô ở gầm cầu vượt bị xử phạt như thế nào?
- Tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đi xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần xử lý ra sao” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
Điểm d Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:d) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong…
Xe ô tô dừng, đỗ xe trên đoạn đường cong là vi phạm và sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, Điểm b Khoản 11 cũng quy định trường hợp vi phạm theo Điểm d Khoản 4 Điều này thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.