Thủ tục rút gọn là một loại thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự. Vậy loại thủ tục này là gì? Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định về thủ tục rút gọn trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự như thế nào? Cùng Luật sư X đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thủ tục rút gọn là gì?
Thủ tục rút gọn là một trình tự thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng những vụ án ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, nhân thân người phạm tội rõ ràng.
Phạm vi áp dụng
Căn cứ theo Điều 455 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định của Chương này và những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”.
Như vậy, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Điều kiện áp dụng
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn như sau:
- Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú. Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người phạm tội tự thú thường nhận tội ngay, có chứng cứ tương đối đầy đủ; dễ bị phát hiện; dễ áp dụng thủ tục rút gọn.
- Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Những sự việc này thường có tình tiết không quá phức tạp, dễ xác định được các chứng phạm tội.
- Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng.
- Người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng, lý lịch rõ ràng.
- Ngoài ra, trong xét xử phúc thẩm, thủ tục rút gọn được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện: Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo; vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.
Thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ
Thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ thủ tục rút gọn được giao cho 3 chủ thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án theo quy định tại Điều 457, 458 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được giao cho bị can; bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra, Tòa án được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra không đúng pháp luật; trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định; Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; gửi cho Cơ quan điều tra.
Trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Tòa án không đúng pháp luật; Viện kiểm sát kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định. Chánh án Tòa án phải xem xét, trả lời trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát.
Trên đây là phần phân tích của Luật sư X. Nếu có nhu cầu xin hãy liên hệ qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự được áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Chủ thể có thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; thời hiệu khiếu nại là 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.