Người nước ngoài có đăng ký sáng chế được tại Việt Nam không? Thưa Luật sư, tôi là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam; Tôi có sản phẩm muốn được đăng ký sáng chế; liệu Tôi có được đăng ký tại Việt Nam không?
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Nội dung tư vấn
Bằng độc quyền sáng chế là gì
Khoản 1 Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; văn bằng bảo hộ ghi nhận; chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ. Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế gọi là Bằng độc quyền sáng chế.
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Những ai có thể đăng ký sáng chế?
Trước khi đi vào tìm hiểu về vấn đề; Người nước ngoài đăng ký sáng chế tại Việt Nam; Chúng ta cần xem xét những tổ chức cá nhân nào có thể đăng ký nhãn hiệu:
Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
- Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.
- Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
- Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Sáng chế có chủ thể là người nước ngoài
Trường hợp sáng chế có chủ thể là người nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Điều 89. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Rủi ro có thể kể đến đầu tiên là bị mất toàn bộ quyền sở hữu và sử dụng thương hiệu vào tay các đối thủ khác; doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều tiền và công sức cho hoạt động kiện tụng, dàn xếp; có thể sẽ bị mất nhiều cơ hội kinh doanh vì không được sử dụng hình ảnh thương hiệu của chính mình; nếu bị xử thua thì doanh nghiệp sẽ phải tái cơ cấu lại thương hiệu