Điều tra vụ án hình sự là một trong những giai đoạn quan trọng của hoạt động tố tụng. Thông qua hoạt động điều tra; cơ quan tiến hành tố tụng sẽ nắm rõ được nội dung của vụ án một cách chi tiết nhất; góp phần làm rõ sự thật khách quan; đồng thời, kết quả điều tra sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạt động truy tố và xét xử của Viện kiểm sát và Tòa án; đảm bảo được tính đúng đắn của hoạt động điều tra sẽ giúp Tòa án dễ dàng đưa ra quyết định xét xử; đúng người, đúng tội,…Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào hoạt động điều tra cũng diễn ra một cách thuận lợi; do đó, pháp luật tố tụng hình sự nước ta có quy định về vấn đề tạm đình chỉ điều tra khi có những căn cứ nhất định. Vậy, tạm đình chỉ điều tra là gì? Căn cứ để tạm đình chỉ điều tra được quy định như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì các hoạt động điều tra được tiến hành. Để đảm bảo cho hoạt động điều tra được nhanh chóng; kịp thời, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự; và các biện pháp nghiệp vụ trong phạm vi pháp luật cho phép nhằm xác lập sự thật khách quan của vụ án.
- Theo Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội thì: “Tạm đình điều tra là tạm ngừng việc điều tra đối với vụ án; hoặc đối với từng bị can trong một thời gian nhất định”.
- Theo Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì “Tạm đình chỉ điều tra là tạm ngừng việc tiến hành điều tra đối với toàn bộ vụ án; hoặc đối với một hoặc một số bị can của vụ án đó; trong một thời hạn nhất định. Thời hạn tạm đình chỉ điều tra việc tùy thuộc vào căn cứ tạm đình chỉ điều tra của vụ án; hoặc đối với bị can.
- Từ những phân tích nêu trên; có thể đưa ra khái niệm như sau: “Tạm đình chỉ điều tra là việc có quan điều tra; có quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tạm ngừng hoạt động điều tra đối với vụ án; hoặc đối với bị can khi có nhưng căn cứ theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ tạm đình chỉ điều tra
Vấn đề này được quy định tại Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 như sau:
- Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu; Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần; hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
- Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can; thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra; Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ.
Ý nghĩa của tạm đình chỉ điều tra
Vấn đề tạm đình chỉ điều tra mặc dù là một nội dung nhỏ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị xã hội, và thực tiễn; góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết vụ án; đảm bảo khách quan, chính xác, thể hiện tinh thần nhân văn; nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Ý nghĩa chính trị xã hội
- Việc quy định tạm đình chỉ điều tra góp phần đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền Việt Nam; trước tiên và quan trọng nhất chính là bảo đảm tính thượng tôn pháp luật; trong đó có lĩnh vực tư pháp hình sự. Nguyên tắc này được thể hiện thông qua yêu cầu đảm bảo pháp chế; trong hoạt động tố tụng hình sự và trở thành nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự,…
- Yêu cầu khách quan đối với cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn của mình phải chủ động; tích cực và thận trọng; nhằm rà soát các hoạt động tố tụng đã diễn ra; qua đó khắc phục những sai lầm; hạn chế có thể xảy ra trong quá trình nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng; người tiến hành tố tụng; để đảm bảo vụ án được xử lý khách quan; chính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
- Việc quy định tạm đình chỉ điều tra trong bộ luật tố tụng hình sự đảm bảo công bằng; bình đẳng trong xã hội; đồng thời thể hiện truyền thống nhân văn nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta; tạm thời không xử lý hình sự đối với trường hợp bị can đang bị bệnh hiểm nghèo; hoặc đang bị mất năng lực trách nhiệm hình sự; không có khả năng thực hiện các hành vi tố tụng để thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình
Ý nghĩa thực tiễn
- Trong quá trình giải quyết vụ án; quy định tạm đình chỉ điều tra vụ án không chỉ có ý nghĩa nhằm hạn chế tối đa khả năng kéo dài thời hạn tố tụng khi không cần thiết; mà còn khắc phục những hiện tượng tồn đọng án; giảm bớt nhu cầu sử dụng lực lượng và những chi phí vật chất không cần thiết cho hoạt động này;
- Mặt khác tạm đình chỉ lấy ra còn là một giải pháp chủ động trong việc đề phòng những oan sai có thể xảy ra trong hoạt động tố tụng.
- Bên cạnh đó tạm đình chỉ điều tra còn có ý nghĩa dưới góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và đấu tranh phòng chống tội phạm; tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm trong quá trình điều tra vụ án hình sự.
- Góp phần làm sáng tỏ sự tỏ sự thật khách quan của vụ án; bảo đảm quyền và nghĩa vụ của chủ thể có liên quan tới vụ án,…
Có thể bạn quan tâm
- Điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?
- Quy định của pháp luật về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
- Thẩm quyền truy tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Người tiến hành tố tụng gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
Điều 29 Luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.
Theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 4 Luật Tố tụng hình sự năm 2015; Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.