Cũng như người lao động; công chức, viên chức trong một năm làm việc cũng được nghỉ phép năm hưởng nguyên lương hoặc không được hưởng lương. Vậy trong một năm, giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT
Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT
Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT
Nghỉ hè có tính vào ngày nghỉ hằng năm của giáo viên không?
Khác với các người lao động khác; giáo viên có thêm thời gian nghỉ hè. Với giáo viên mầm non; căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT:
Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: Nghỉ hè và các ngày nghỉ khác
Trong đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 08 tuần; được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp khác (nếu có). Đồng thời, căn cứ kế hoạch năm học; điều kiện cụ thể của từng trường; Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hè của giáo viên một cách phù hợp.
Ngoài ra, với giáo viên phổ thông gồm các cấp học tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường chuyên, trường/lớp cho người khuyết tật, thời gian nghỉ hè được quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017:
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
Như vậy, cũng như giáo viên mầm non; giáo viên phổ thông được nghỉ hè 02 tháng; và thời gian này đã bao gồm cả nghỉ hằng năm, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
Riêng giảng viên đại học; Thông tư 20/2020 chỉ quy định thời gian làm việc của đối tượng này là 44 tuần để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng… và thời gian này trừ đi số ngày nghỉ Tết, lễ… theo quy định của Bộ luật Lao động.
Như vậy, quy định của pháp luật không đặt ra thời gian nghỉ hè của giảng viên đại học; mà chỉ quy định về thời gian làm việc theo năm học.
Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương?
Ngoài quy định về nghỉ hè; trong năm học; giáo viên còn được nghỉ phép năm theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể, giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương vào các dịp sau đây:
– Nghỉ lễ, Tết (theo Điều 112 Bộ luật Lao động): Tết Dương lịch nghỉ 01 ngày (01/01 dương lịch); Tết Âm lịch nghỉ 05 ngày; Ngày 30/4 nghỉ 01 ngày; Ngày Quốc tế lao động nghỉ 01 ngày (01/5); Ngày Quốc khánh nghỉ 02 ngày; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ 01 ngày (10/3 âm lịch).
– Nghỉ hằng năm (theo Điều 113 Bộ luật Lao động): 12 ngày làm việc nếu làm trong điều kiện bình thường; 14 ngày nếu là người chưa thành niên, là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Việc nghỉ hằng năm này áp dụng với giáo viên làm việc đủ 12 tháng. Nếu làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng thực tế làm việc.
Đặc biệt, cứ làm đủ 05 năm thì giáo viên sẽ được tăng thêm 01 ngày nghỉ hằng năm (tăng theo thâm niên làm việc).
– Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương (theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động): Kết hôn được nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn được nghỉ 01 ngày; Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ/chồng, vợ/chồng, con đẻ, con nuôi chết được nghỉ 03 ngày.
Những trường hợp này sẽ phải báo với người sử dụng lao động.
Như vậy, với giáo viên đã làm việc được 12 tháng thì sẽ có cố định 23 ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong một năm chưa tính những ngày nghỉ hè và nghỉ việc riêng (nếu có).
Giáo viên được nghỉ việc riêng, không hưởng lương bao nhiêu ngày?
Bên cạnh những ngày nghỉ nguyên lương thì giáo viên còn được nghỉ không hưởng lương theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động gồm:
– Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn được nghỉ không lương 01 ngày và báo với người sử dụng lao động.
– Giáo viên xin phép hiệu trưởng và được hiệu trưởng đồng ý thì có thể nghỉ không lương theo yêu cầu.
Câu hỏi thường gặp
Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 08 tuần; được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp khác (nếu có). Đồng thời, căn cứ kế hoạch năm học; điều kiện cụ thể của từng trường; Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hè của giáo viên một cách phù hợp.
Bên cạnh những ngày nghỉ nguyên lương thì giáo viên còn được nghỉ không hưởng lương theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động gồm:
– Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn được nghỉ không lương 01 ngày và báo với người sử dụng lao động.
– Giáo viên xin phép hiệu trưởng và được hiệu trưởng đồng ý thì có thể nghỉ không lương theo yêu cầu.
Giảng viên đại học; Thông tư 20/2020 chỉ quy định thời gian làm việc của đối tượng này là 44 tuần để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng… và thời gian này trừ đi số ngày nghỉ Tết, lễ… theo quy định của Bộ luật Lao động.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề:
Trong một năm học giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày?
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102
Xem thêm: Điều kiện, thủ tục thanh lý hợp đồng