Chào luật sư! Tôi năm nay là hơn 56 tuổi. Do 1 lần tai nạn gãy tay và chân; do không thường xuyên tập luyện nên cánh tay và chân đó của tôi bị dị tật; gây khó khăn trong vận động. Hơn thế nữa; tôi sống 1 mình; có 2 con trai nhưng đều nghiện ngập. Hàng xóm khuyên tôi là làm đơn xác định khuyết tật để được hưởng 1 số trợ cấp xã hội dành cho người khuyết tật. Rất mong được luật sư tư vấn cho vấn đề Xác định mức độ khuyết tật? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật người khuyết tật năm 2010
Nội dung tư vấn
Dạng tật và mức độ khuyết tật
Theo quy định; Có các dạng tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật như sau:
Dạng tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động; (là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển).
- Khuyết tật nghe, nói; (là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói; phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói).
- Khuyết tật nhìn; (là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng; màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường).
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần; (là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc; kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường).
- Khuyết tật trí tuệ; (là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức; tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc).
- Khuyết tật khác.
Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp trên.
Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật
Việc xác định mức độ là do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; gọi tắt là Hội đồng; (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập) thực hiện. Hội đồng bao gồm các thành viên sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
- Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
- Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;
- Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã;
Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận;
- Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận;
- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ của Hội đồng không khách quan, chính xác.
Người khuyết tật đã có kết luận về khả năng tự phục vụ; mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định 28 có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định như sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng: không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người khuyết tật nặng: có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người; phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Người khuyết tật nhẹ: có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
Phương pháp và thủ tục xác định mức độ khuyết tật
Phương pháp xác định mức độ khuyết tật
Phương pháp chủ yếu thực hiện bằng sự quan sát trực tiếp người khuyết tật; thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế; xã hội và các phương pháp đơn giản khác; để kết luận mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
Thủ tục xác định mức độ khuyết tật
Khi có nhu cầu thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật; gửi đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú. Trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày nhận đơn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; gửi thông báo về thời gian cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Hội đồng tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật; lập hồ sơ và ra kết luận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày có kết luận của Hội đồng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 18 Luật người khuyết tật.
Các vấn đề khác
Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau:
- Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;
- Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;
- Dạng khuyết tật;
- Mức độ khuyết tật.
Giấy xác nhận khuyết tật có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.
Xác định lại mức độ khuyết tật
Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật; khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật. Trình tự; thủ tục xác định lại và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện như phân tích trên.
Có thể bạn quan tâm
- Người khuyết tật có được cấp giấy phép lái xe theo quy định pháp luật?
- Không tuyển dụng người khuyết tật có vi phạm pháp luật không?
- Thủ tục hưởng hỗ trợ kinh phí đối với người chăm sóc người khuyết tật
Như vậy; trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật thuộc về Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; và 1 số trường hợp là thuộc về Hội đồng giám định y khoa. Việc thực hiện đúng; chính xác sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích của những người khuyết tật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Xác định mức độ khuyết tật theo quy định?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
Bản sao Sổ hộ khẩu;
Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định.