Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với cụm danh từ tài sản cố định. Tuy nhiên, với một số người không hoạt động trong lĩnh vực trên thì không phải ai cũng biết đến khái niệm tài sản cố định là gì? Quy định của pháp luật về tài sản cố định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Thông tư 45/2013/TT-BTC
Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định là một tư liệu sản xuất tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc là vô hình, được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường sẽ có giá trị kinh tế rất lớn và có thể dùng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn sản xuất.
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định?
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được; nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau; trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau; và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định; được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây; hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
Điều kiện để ghi nhận tài sản cố định
Theo quy định về tài sản cố định của pháp luật hiện hành có liên quan thì các điều kiện chung để ghi nhận là tài sản cố định bao gồm:
– Việc sử dụng tài sản này trong quá trình sản xuất kinh doanh chắc chắn phải mang lại lợi ích về kinh tế trong tương lai
– Thời gian sử dụng tài sản này là từ 01 năm trở lên
– Nguyên giá của tài sản này cũng phải được xác định một cách chính xác, đáng tin cậy; và theo quy định thì sẽ có giá trị là từ 30 triệu đồng trở lên.
Nguyên tắc quản lý tài sản cố định
1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ; hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng; được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định – Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao; doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi; bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết; nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
Phân loại tài sản cố định
Tài sản cố định bao gồm những loại hình đó là: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
– Tài sản cố định hữu hình
Là những tư liệu sản xuất, công cụ lao động chủ yếu có hình thái, tồn tại ở dạng vật chất và thoả mãn những tiêu chuẩn về tài sản cố định hữu hình theo như quy định; bên cạnh đó sau khi tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất; kinh doanh thì vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng, trạng thái vật chất như ban đầu.
Ví dụ cụ thể như là: máy móc, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ lao động, nhà cửa; những công trình kiến trúc, phương tiện vận tải, v.v …
– Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất; nó biểu thị cho một lượng giá trị nhất định đã được đầu tư; và cần phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình theo như đã quy định; cùng với đó tài sản cố định vô hình thì cũng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.
Những tài sản được xem như tài sản cố định vô hình đó là: các chi phí liên quan tới quyền phát hành; bằng sáng chế, bằng phát minh, bản quyền tác giả; một số chi phí cho việc cấp quyền sử dụng đất, v.v …
Xem thêm: Các vấn đề về góp vốn bằng tài sản cố định theo pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Quy định về tài sản cố định“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh; như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành; bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Theo khoản 9 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC:
Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ một số tài sản.