Chào luật sư! Tôi có nộp hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tuy nhiên đã bị cơ quan đăng ký từ chối với lý do không đủ điều kiện theo quy định. Vậy các căn cứ từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? Và trong trường hợp tài sản bảo đảm đã bị tiêu huỷ thì có tiến hành xoá đăng ký biện pháp bảo đảm được không? Rất mong được luật sư tư vấn về từ chối, xoá đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Xoá đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định? như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm
Căn cứ từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm
Cơ quan đăng ký từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Không thuộc thẩm quyền đăng ký;
- Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;
- Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký; trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký theo quy định của pháp luật;
- Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất; nhà ở không đủ điều kiện thế chấp. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở có tranh chấp; thì cơ quan đăng ký chỉ từ chối đăng ký khi đã có văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc thụ lý giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
- Kê khai nội dung đăng ký không đúng quy định của pháp luật;
- Yêu cầu đăng ký thay đổi; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; yêu cầu sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản của Chấp hành viên hoặc Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm; mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm; do cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng thừa phát lại gửi đến.
Thủ tục từ chối
Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký như phân tích trên; thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối; trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ; thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
Xoá đăng ký biện pháp bảo đảm
Căn cứ xoá đăng ký biện pháp bảo đảm
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
- Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
- Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
- Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
- Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
- Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
- Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
- Theo thỏa thuận của các bên.
Trường hợp khác
Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo; người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.
Hồ sơ xoá đăng ký biện pháp bảo đảm
Hồ sơ xoá đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sau đây:
- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm; (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm; (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;
- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Trường hợp xóa đăng ký do Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên; xử lý xong tài sản bảo đảm; thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:
- Các giấy tờ nêu trên (trừ giấy chứng nhận tại mục 3);
- Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Hồ sơ xoá đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác sau đây:
- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký; con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm; (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
- Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí; khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định (nếu có).
Trường hợp xóa đăng ký do Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên; xử lý xong tài sản bảo đảm; thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:
- Các giấy tờ nêu trên (trừ văn bản uỷ quyền tại mục 3);
- Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác
- Bảo lưu quyền sở hữu là gì?
- Thủ tục thông báo xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất
Như vây; bạn chỉ có thể tiến hành xoá đăng ký biện pháp bảo đảm khi có 1 trong các căn cứ theo quy định của pháp luật. Và cơ quan có thẩm quyền cũng chỉ có thể từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm khi có 1 trong các căn cứ nhất định theo quy định.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Từ chối, xoá đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102 Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan có thẩm quyền chỉ được tiến hành từ chối đăng klý biện pháp bảo đảm khi có 1 trong các căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký; cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ; thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.