Thủ tục truy tố hình sự, một trong những vấn đề căn bản của TTHS nhằm đưa vụ án ra toà để xét xử. Việc truy tố hay không truy tố bị can ra trước Tòa án không những có tác động lớn đến người phạm tội, làm cho họ nhận thức rõ được mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật. Để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm truy tố là gì
Truy tố là một giai đoạn độc lập của hoạt động tố tụng hình sự. Trong đó, Viện kiểm sát căn cứ vào các quy định của pháp luật tiến hành các biện pháp cần thiết; nhằm đánh giá một cách toàn diện; khách quan các tài liệu của vụ án (gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố) do Cơ quan điều tra chuyển đến. Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát ra một trong các quyết định: Truy tố bị can; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam; hoặc các biện pháp ngăn chặn khác; đối với bị can khi có các căn cứ theo quy định của BLTTHS.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân; cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết.
- Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác; trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra.
- Quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung; khi thuộc trường hợp quy định tại điều 245 BLTTHS.
- Quyết định tách vụ án, nhập vụ án; chuyển vụ án theo thẩm quyền.
- Quyết định gia hạn, không gia hạn; thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
- Quyết định truy tố.
- Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của BLTTHS.
Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố
- Kiểm sát hoạt động TTHS của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tố theo quy định của BLTTHS.
Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền truy tố khi các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện và toà án quân sự khu vực quy định tại khoản 1 Điều 268 BLTTHS năm 2015. VKSND cấp tỉnh và VKS quân sự quân khu có thẩm quyền truy tố khi các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và toà án quân sự quân khu.
Thẩm quyền truy tố còn được xác định theo quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 269 và trong các trường hợp khác khi tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam; hoặc vụ án có nhiều đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền của các cấp khác nhau.
Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án . Việc chuyển vụ án cho viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.
Chuyển vụ án trong giai đoạn truy tố
Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền của mình; Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu; do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.
Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra; thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố.
Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra; Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án; đề cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định; Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng; Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố; và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của BLTTHS.
Quyết định của Viện Kiểm sát trong giai đoạn truy tố
Quyết định của Viện Kiểm sát trong giai đoạn này gồm những quyết định sau:
- Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung
- Quyết định tạm đình chỉ vụ án.
- Quyết định đình chỉ vụ án.
- Quyết định truy tố bị can.
- Quyết định phục hồi vụ án.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Truy tố và quy định của pháp luật.”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Xác lập cơ sở pháp lý để tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Góp phần kịp thời sửa chữa và khắc phục những thiếu sót cũng như vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự.
Sự thiếu vắng quy định này đã dẫn đến có một số quan điểm coi giai đoạn truy tố như là giai đoạn “chuyển tiếp” giữa giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử.
Giai đoạn truy tố được bắt đầu từ khi Viện Kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm kết luận điều tra và đề nghị truy tố) do cơ quan điều tra chuyển đến.