Chào Luật sư, hiện nay gia đình chúng tôi đang có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh để buôn bán một số mặt hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa nắm rõ được quy định của pháp luật về việc thành lập; đăng ký hộ kinh doanh. Việc thực hiện thủ tục thành lập, đăng ký hộ kinh doanh cần phải chuẩn bị những gì? Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin tư vấn về vấn đề này như sau
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Hộ kinh doanh là gì?
Đăng ký hộ kinh doanh là gì?
- Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý cho sự ra đời của chủ thể kinh doanh”.
- Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã loại bỏ khái niệm về đăng ký kinh doanh.
- Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập; doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này”.
- Việc đăng ký kinh doanh có sự mở rộng ra đới với hình thức hộ kinh doanh, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh
- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình. Khác với quyền thành lập doanh nghiệp thì người nước ngoài không có quyền thành lập hộ kinh doanh.
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; trừ trường hợp có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh. Ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia; và cam kết của Việt Nam với quốc tế về mở cửa thị trường đầu tư kinh doanh.
- Hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn; tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu
- Điều kiện về tên của hộ kinh doanh. Tên của hộ kinh doanh phải bao gồm hai thành tố là loại hình hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng chữa cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; có thể kèm theo chữ số, kí hiệu.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh không dược trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
Thủ tục thành lập, đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ kinh doanh
- Cá nhân, nhóm cá nhân; hoặc người đại diện hộ gia đình; gửi 01 bộ hồ sơ khi thành lập kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh; nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP; gồm: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; Giấy tờ pháp lý của cá nhân; Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh; Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Khi thành lập, đăng ký hộ thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh; hộ kinh doanh phải ghi ngành, nghề kinh doanh trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Về nguyên tắc, giống như việc thành lập doanh nghiệp; khi thành lập hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký kinh doanh; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp; trung thực và chính xác các thông tin kê khai.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh; trả lời hộ kinh doanh về việc thành lập hộ kinh doanh
Khi tiếp cận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh; trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ nếu có đủ các điều kiện sau
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ; trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi; bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh; hộ kinh doanh
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Thời điểm hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh
- Hộ kinh doanh được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký mã số thuế cá nhân cho hộ kinh doanh cá thể
- Điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?
- Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn đỏ không?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ”Thủ tục thành lập, đăng ký hộ kinh doanh theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp
Tại Điều 10 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có quy định: Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài; thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.