Xin chào Luật sư: Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì nhu cầu sử dụng ngoại tệ ngày càng nhiều.Theo như tôi được biết thì việc sử dụng ngoại tệ trong nước được pháp luật quy định rất cụ thể. Tôi thấy trong nước có nhiều trường hợp tra nợ bằng ngoại tệ. Luật sư cho tôi hỏi hành vi trả nợ trong nước bằng tệ có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì trả nợ trong nước bằng ngoại tệ bị xử phạt như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Ngoại tệ là gì?
“Ngoại” có nghĩa là ngoài; còn “tệ” có nghĩa là tiền. Ngoại tệ có nghĩa là đồng tiền của nước ngoài. Đồng tiền này không được ngân hàng trung ương của nước sở tại phát hành. Nhưng vẫn được dùng để thanh toán, lưu thông, mậu dịch trên toàn thế giới; hoặc cũng có thể cần đến sự can thiệp của đồng tiền thứ ba.
Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu; và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Hiện tại một số các đồng tiền mạnh thông dụng nhất; và đang được áp dụng trong một khoảng thời gian dài như USD (đô la Mỹ); EURO (đồng tiền chung Châu Âu);….
Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. (khoản 18 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)
Pháp luật quy định về việc thanh toán sử dụng ngoại tệ
Nguyên tắc về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Căn cứ Điều 3, Thông tư số 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2019/TT-NHNN quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này; mọi giao dịch bao gồm thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồn;, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác; (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Mặt khác, như đã đề cập trên ngoại tệ nằm trong ngoại hối; nên khi sử dụng ngoại tệ cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc của ngoại hối.
Như vậy, chỉ có những giao dịch được pháp luật cho phép sử dụng ngoại hối mới được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam.
Những lưu ý khi giao dịch ngoại tệ tại Việt Nam
Thứ nhất: Theo nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam nên chỉ có các giao dịch được pháp luật cho phép mới được sử dụng ngoại hối; thì mới được phép sử dụng, do đó, khi muốn thực hiện; người tham gia giao dịch cần xác định giao dịch của mình có được pháp luật cho phép hay không? Để tránh trách nhiệm pháp lý khi thực hiện.
Thứ hai: Căn cứ Điều 3, Thông tư 20/2011/TT-NHNN; theo đó chỉ có những địa điểm được nhà nước cho phép mua, bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng mới được thực hiện việc mua bán ngoại tệ.
Do đó, khi mua, bán ngoại tệ tiền mặt người thực hiện cần lưu ý vấn đề này
Thứ ba: Đối với hạn mức mua ngoại tệ; mỗi người là công dân Việt Nam được quyền mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép với mức 100 USD/1 người/1 ngày; hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười) ngày.
Trả nợ trong nước bằng ngoại tệ bị xử phạt như thế nào?
Hành vi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ là hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì; hành vi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ trái quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Có được thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 3, 4, Thông tư số 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2019/TT-NHNN; chỉ những giao dịch dưới đây mới được phép sử dụng ngoại hối:
- Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối;
- Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch; và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.
- Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định pháp luật;
- Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định…
Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm việc sử dụng ngoại tệ
Căn cứ Điều 23, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; tùy theo mức độ, tính chất, hành vi phạm tội là có các biện pháp xử phạt khác nhau, bao gồm:
Hình thức xử phạt chính bao gồm:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền
Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
- Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam;
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn 01 đến 06 tháng Đình chỉ hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong trường hợp tái phạm đối với hành Vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm bài viết
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mua bán ngoại tệ trái phép bị xử phạt như thế nào theo quy định
- Tiệm vàng có được phép trao đổi ngoại tệ không
- Đổi ngoại tệ cần lưu ý những vấn đề gì?
- Có được trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trả nợ trong nước bằng ngoại tệ bị xử phạt như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả . Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 13 Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi quy định về sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân như sau:
1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.
Giao dịch ngoại tệ (còn gọi là giao dịch hối đoái) bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ và giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ. Trong đó, giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau; một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá giao ngay xác định tại ngày giao dịch.