Giám hộ là một vấn đề quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam. Quy định này nhằm thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với người có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời việc áp dụng chế định này nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của những người yếu thế. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề : “Giám hộ theo quy định của pháp luật dân sự.”
Căn cứ pháp lý
Khái niệm giám hộ theo quy định
Khái niệm giám hộ có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Về mặt ngôn ngữ, thuật ngữ, phương diện luật học. Tuy nhiên, Điều 46 Bộ Luật Dân sự quy định.
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này. Để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Đặc điểm của giám hộ
Giám hộ theo quy định gồm những đặc điểm sau:
- Trong quan hệ giám hộ thì bên được giám hộ luôn là cá nhân và là người yếu thế.
- Trong quan hệ giám hộ thì chủ thể chỉ có thể là một người. Trừ trường hợp cha mẹ, ông bà.
- Việc giám hộ làm phát sinh quan hệ đại diện của người giám hộ vớ người thứ 3.
- Nghĩa vụ chính của người giám hộ là chăm sóc người được giám hộ.
Như vậy, người giám hộ theo quy định là người đại diện theo pháp luật của người được giám hộ. Trong mối quan hệ với Nhà nước và trong hầu hết các giao dịch. Trừ các giao dịch đơn giản nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người được giám hộ
Các hình thức giám hộ theo quy định của pháp luật
Pháp luật hiện hành quy định hai hình thức giám hộ:
- Giám hộ đương nhiên
Là hình thức do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Người giám hộ đương nhiên là những người thân thiết, được xác định theo quan hệ hôn nhân, huyết thống. Đối với giám hộ đương nhiên, pháp luật quy định thứ tự ưu tiên là người có quyền giám hộ và không cần phải thông qua trình tự, thủ tục hành chính.
- Giám hộ được cử
Là hình thức giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định. Nếu không có người giám hộ đương nhiên. Thì UBND xã, phường,….nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm đề nghị một cá nhân, hoặc tổ chức làm giám hộ. Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân, có đủ điều kiện làm người giám hộ đều có thể trở thành người giám hộ.
Người được giám hộ theo quy định
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 BLDS thì người được giám hộ bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
– Người mất năng lực hành vi dân sự.
Trình tự đăng ký giám hộ cho người chưa thành niên
– Trong trường hợp anh, chị ruột không có thỏa thuận khác. Thì anh cả hoặc chị cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ của em chưa thành niên. Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì người tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong trường hợp không có hoặc không đủ điều kiện làm người giám hộ. Thì ông bà có đủ điều kiện phải là người giám hộ
– Trong trường hợp ông, bà đều còn sống, thì họ phải bàn bạc, thỏa thuận cử 1 bên làm giám hộ trên cơ sở cân nhắc điều kiện thực tế mỗi bên
Trình tự đăng ký giám hộ cho người mất năng lục hành vi dân sự
Người mất năng lực hành vi dân sự có thể hiểu là người mắc bệnh tâm thần; hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình,
Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. Phải có tuyên bố của Tòa án về việc người này bị mất năng lực hành vi dân sự
Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự. Hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ. Thì người con cả là người giám hộ. Nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Giám hộ theo quy định của pháp luật dân sự. ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ.
– Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Chăm sóc, giáo dục
– Đại diện trong các giao dịch dân sự trù trường hợp người đó có thể tự xác lập thực hiện giao dịch do PL cho phép
– Quản lý tài sản của người được giám hộ
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người được giám hộ
Là hình thức bảo vệ pháp lý
Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội đối với người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi dân sự,…
Đề cao trách nhiệm những người thân thích trong gia đình