Hiện nay trên mạng xã hội đang lan truyền một video tiếng la thất thanh của người phụ nữ. “Mẹ ơi nó đánh con, mẹ ơi cứu con” đây là tiếng kêu cứu của người phụ nữ trong video. Bên cạnh tiếng người phụ nữ gào khóc là tiếng đứa trẻ khóc thét hoảng sợ. Nghe mà xót xa làm sao!! Hành vi bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng tương lại của con trẻ. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình thậm chí tệ hơn là dẫn đến ly hôn. Vậy chồng đánh vợ có là căn cứ để ly hôn không? Vợ có thể đơn phương ly hôn hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Ly hôn là gì
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật . Tòa án là cơ quan thụ lý ly hôn và ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân. Và được thể hiện dưới hình thức bản án hoặc quyết định.
- Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng. Thì khi ly hôn Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
- Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Chồng đánh vợ có phải là căn cứ để ly hôn? Để trả lời câu hỏi này mời quý bạn đọc đón xem phần tiếp theo.
Đơn phương ly hôn là gì
Chồng đánh vợ có là căn cứ để ly hôn. Câu trả lời là có nếu chứng minh được chồng có hành vi bạo lực gia đình.
Đơn phương ly hôn được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ, chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng.
Tình trạng hôn nhân được coi là trầm trọng khi có các dấu hiệu như sau:
– Có hành vi đánh đập, ngược đãi, thường xuyên dùng lời nói cay nghiệt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
-Thường xuyên bỏ bê gia đình, không có trách nhiệm trong việc xây dựng tài sản chung mà chơi bời, nợ nần, phá tán tài sản của gia đình…;
– Vợ chồng không còn tình nghĩa, không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không có sự tôn trọng, giúp đỡ nhau, không tạo điều kiện cho cả hai cùng phát triển về mọi mặt.
Chồng đánh vợ có là căn cứ để ly hôn không
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, chồng đánh vợ có là căn cứ để ly hôn nếu chứng minh được hành vi đó.
Đến đâu để nộp đơn yêu cầu ly hôn
Chồng đánh vợ có là căn cứ để ly hôn. Vậy muốn nộp đơn ly hôn thì cần nộp ở đâu?
Theo Điều 39 BLTTDS năm 2015. Người có yêu cầu ly hôn phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do TAND cấp huyện xét xử sơ thẩm.
Tuy nhiên, nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đơn cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Thủ tục đơn phương ly hôn
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền.
Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật
Bước 5: NếuTòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo.
Hồ sơ đơn phương ly hôn
- Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương ( theo mẫu của Tòa án)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính)
- CMND/ Căn cước công dân của vợ và chồng
- Giấy khai sinh của con
- Giấy tờ liên quan chứng minh tài sản trường hợp có tài sản chung
- Căn cứ chứng minh vi phạm hôn nhân theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Thời gian giải quyết đơn ly hôn
Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng hoặc dài hơn
Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoảng từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);
Thời gian giải quyết ly hôn sẽ không nhanh khi có tranh chấp về tài sản. Do vậy có thể tách yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản bằng một vụ án khác.
Thông tin liên hệ.
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “ Chồng đánh vợ có là căn cứ để ly hôn không? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ hoặc chồng vắng mặt, Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong ba trường hợp:
– Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Có người đại diện tham gia phiên tòa.
– Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Trong đó, nếu người bị đơn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Nếu người yêu cầu ly hôn vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu này.
Trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận kết hôn hoặc bị người kia giữ không đưa nhằm không cho ly hôn.
Để tiến hành đơn phương ly hôn khi không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bạn có thể đến UBND cấp xã/phường nơi đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn
Đối với CMND/CCCD: bạn không cần bản chính để đơn phương ly hôn mà chỉ cần bản sao công chứng, chứng thực. Trong trường hợp không có bản sao, có thể sử dụng bản sao công chứng, chứng thực của sổ hộ chiếu để hoàn thiện hồ sơ. Hoặc liên hệ với công an phường, xã, thị trấn để được cấp lại CMND.