Để chứng minh có số tiền cùng chi trả phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở để hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục; người bệnh cần có giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Vậy hiểu như thế nào cho đúng về loại giấy này? Dưới đây sẽ là nội dung giải đáp thắc mắc về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 30/2020/TT-BYT
- Quyết định 1399/QĐ-BHXH
- Quyết định 919/QĐ-BHXH
Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm là gì?
Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm là một loại giấy tờ do cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp cho người đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở dựa trên đề nghị của người bệnh.
Việc cấp giấy tờ này sẽ là cơ sở để người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi không cùng chi trả kể từ lần khám, chữa bệnh đúng tuyến kế tiếp cho đến hết năm dương lịch.
Hay nói cách khác; khi có giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm; người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của quỹ BHYT cho đến hết ngày 31/12 của năm đó.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm
Căn cứ điểm m khoản 2 Điều 3 Quyết định 1399/QĐ-BHXH; cơ quan BHXH sẽ thực hiện như sau:
Cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm cho người tham gia BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (trừ các trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến).
Theo đó; người bệnh sẽ được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm; nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục
Tức, người tham gia BHYT phải có thời gian đóng 5 năm liên tiếp; trong đó được phép gián đoạn tối đa 03 tháng.
Có số tiền khám, chữa bệnh cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
Số tiền đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng trên thẻ BHYT.
Đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng tuyến gồm:
– Người tham gia BHYT đến khám chữa bệnh đúng cơ sở ghi trên thẻ BHYT;
– Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám ở các cơ sở khác cùng tuyến trên địa bàn tỉnh;
– Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở nào trên phạm vi toàn quốc;
– Người tham gia BHYT được chuyển tuyến;
– Người có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian công tác, làm việc lưu động, tạm trú… và khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT;
– Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định;
– Người hiến bộ phận cơ thể mình phải điều trị ngay khi hiến bộ phận cơ thể;
– Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm
Theo Phụ lục II Quyết định 919/QĐ-BHXH năm 2015; để được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm; người bệnh thực hiện theo thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
– Bản chính các hóa đơn, biên lai thu tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT (5% hoặc 20%) từ đầu năm.
+ Trên hóa đơn, biên lai phải thể hiện rõ số tiền người bệnh cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
+ Nếu làm thất lạc hóa đơn, biên lai bản chính thì nộp bản chụp hóa đơn, biên lai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã điều trị hoặc bảng kê chi phí khám, chữa bệnh (theo Mẫu số 01/BV, 02/BV).
– Xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ chỉ chụp thẻ BHYT; ký xác nhận trên bản chụp và trả lại thẻ BHYT cho người nộp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT.
Bước 3: Đến nhận giấy chứng nhận không cùng chi trả trông năm.
Thời hạn giải quyết
– 01 ngày làm việc: Có quá trình tham gia BHYT chỉ trên địa bàn một tỉnh; hoặc trên thẻ BHYT có ghi thời điểm đủ 05 năm liên tục.
– 05 ngày làm việc: Chỉ khám, chữa bệnh nội tỉnh; trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả; hoặc người tham gia BHYT nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.
– 10 ngày làm việc: Có khám chữa bệnh ở ngoại tỉnh; trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả; hoặc người tham gia bảo hiểm y tế nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận này có nghĩa là một loại giấy tờ do cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp cho người đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở dựa trên đề nghị của người bệnh.
– Bản chính các hóa đơn, biên lai thu tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT (5% hoặc 20%) từ đầu năm.
+ Trên hóa đơn, biên lai phải thể hiện rõ số tiền người bệnh cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
+ Nếu làm thất lạc hóa đơn, biên lai bản chính thì nộp bản chụp hóa đơn, biên lai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã điều trị hoặc bảng kê chi phí khám, chữa bệnh (theo Mẫu số 01/BV, 02/BV).
– Xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ chỉ chụp thẻ BHYT; ký xác nhận trên bản chụp và trả lại thẻ BHYT cho người nộp.
– 01 ngày làm việc: Có quá trình tham gia BHYT chỉ trên địa bàn một tỉnh; hoặc trên thẻ BHYT có ghi thời điểm đủ 05 năm liên tục.
– 05 ngày làm việc: Chỉ khám, chữa bệnh nội tỉnh; trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả; hoặc người tham gia BHYT nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.
– 10 ngày làm việc: Có khám chữa bệnh ở ngoại tỉnh; trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả; hoặc người tham gia bảo hiểm y tế nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102