Ngày 30/11, Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đỗ Đường Minh Tâm (50 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình). Theo điều tra ban đầu, tháng 8/2019, chị Đ.T.T.L. (33 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh) quen biết, nảy sinh tình cảm rồi chung sống như vợ chồng với Tâm. Biết chị L. cần tiền mặt để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng, Tâm gợi ý cho vay lấy lãi. Lãi suất dao động từ 0,5% – 2,5%/ngày với các gói vay một ngày, 3 ngày, vay theo tuần, theo tháng (18%/tháng). Vậy hành vi cho người yêu vay lãi cao bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Luật sư tư vấn
Hành vi cho người yêu vay lãi cao có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Mức lãi suất cho vay hiện nay là bao nhiêu?
Theo Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:
”1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Như vậy, trong giao dịch dân sự, pháp luật cho phép các bên tự thảo thuận về lãi suất. Tuy nhiên, phần lãi suất này không được vượt quá 20%/năm. Nếu lãi suất vượt quá mức này, dù hai bên có sự thoả thuận, cũng không được chấp nhận.
Các đối tượng trên cho vay với lãi suất từ 180% đến 365%/năm đã vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lý về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi của người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là hành vi cho người khác vay tiền với lãi suất cao gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự.
Hậu quả gây ra thiệt hại về vật chất đối với người đi vay do phải trả một khoản lãi quá cao so với quy định. Và đôi khi là còn kèm theo cả tổn hại về sức khỏe; tính mạng; danh dự; nhân phẩm; do trên thực tế, không phải ai vay nặng lãi cũng có khả năng trả nợ; mà nhắc đến vay nặng lãi thì người ta cũng đồng thời nghĩ đến siết nợ xã hội đen; do đó thiệt hại xảy ra không chỉ là đối với người đi vay mà còn ảnh hưởng tớ cả trật tự an ninh xã hội.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội cho vay lãi nặng là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt; bất cứ ai nếu thoả mãn các điều kiện quy định của pháp luật đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, tội phạm này là tội phạm ít nghiêm trọng; nên người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Mặt chủ quan của tội phạm
Phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp: là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Mục đích của người phạm tội là thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi; mục đích này luôn được đặt ra từ trước khi người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, tội phạm luôn nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình là sai trái và mong muốn hậu quả xảy ra để đạt được mục đích của mình.
Cho người yêu vay lãi cao bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điều 201 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Khung 1
Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung 2
Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Xử phạt hành chính
Khoản 3 điều 11, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm các quy định về quản lý ngành; nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh; trật tự quy định mức xử phạt như sau:
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh; trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh; trật tự;
b) Sửa chữa; tẩy xóa giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh; trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản; nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể:
- Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ;
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, việc cho vay lãi trong giao dịch dân sự phải tuân theo các quy định của pháp luật. Hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có thể bị phạt tù lên tới 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính lên tới 100.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người phạm tội còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tung clip quay người khác lên mạng để tố cáo có vi phạm pháp luật?
- Cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào
- Những dấu hiệu nhận biết tội cho vay lãi nặng
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Cho người yêu vay lãi cao bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Đối với loại tội này, người thực hiện phải cố ý, tức là biết rõ mình đang vận chuyển mà túy hoặc bắt buộc phải biết. Nếu bạn không hề biết mà vận chuyển ma túy thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, việc xác định “biết” hay “không biết” trong trường hợp này còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Do đó, cần phải thận trọng khi người khác nhờ cầm hộ những món đồ không rõ nguồn gốc
Chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì có thể bị phạt tù nếu thuộc các trường hợp sau:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168; 169; 170; 171; 172; 173; 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự; an toàn xã hội.
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.