Như chúng ta đã biết, lợi nhuận cũng như doanh lợi là những chi tiêu vô cùng quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nhà đầu tư trên thị trường. Đối với doanh nghiệp đó là kết quả công sức lao động, kết quả cổ gắng của tất cả nhân viên, là thước đo đo lường năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp là gì, chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Nội dung tư vấn
Lợi nhuận là gì?
Theo thuật ngữ Thương Mại (The langugue of trade): Lợi nhuận (profit) là thu nhập ròng có được do sản xuất hay bán các hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là số tiền còn lại dành cho nhà doanh nghiệp sau khi đã thanh toán tất cả các khoản vốn (lãi suất); đất đai (tô); lao động (bao gồm chi phí quản lý; lương; tiền công); nguyên liệu thô; thuế và khấu hao.
Nếu như doanh nghiệp làm ăn kém cỏi; lợi nhuận có thể là số âm và trong trường hợp đó chúng biến thành các khoản lỗ.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa thu nhập có được và chi phí bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ định.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp; lợi nhuận thực chất là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí SXKD mà doanh nghiệp bỏ ra để có được doanh thu đó trong một thời kì nhất định. Theo đó, lợi nhuận được xác định như sau:
LỢI NHUẬN | = | DOANH THU | – | CHI PHÍ THUẾ |
Ý nghĩa của lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như lao động; vật tư; tài sản cố định, …
Lợi nhuận là nguồn gốc quan trọng để doanh nghiệp tích luỹ; tái đầu tư; tăng trưởng; phát triển và là điều kiện để góp phần nâng cao đời sống cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong doanh nghiệp. Là nguồn để thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách; góp phần cơ bản tạo nên sự vững mạnh cho hệ thống tài chính quốc gia.
Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng, có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, vì vậy phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa là một nội dung trọng tâm của phân tích hoạt động kinh doanh; chỉ có 84 thông qua phân tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận; thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Vai trò của lợi nhuận
Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường; doanh nghiệp; doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều quyết định vẫn là doanh nghiệp đó phải tạo ra được lợi nhuận. Vì thế mà lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng và đồng thời là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp; ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính. Doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì tình hình tài chính sẽ ổn định và vững mạnh. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Là nguồn tích lũy quan trọng để tái sản xuất mở rộng; bù đắp thiệt hại; rủi ro cho doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Yếu tố con người
Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định được mình là nhân tố quan trọng tạo ra lợi nhuận.
Chỉ trên tinh thần hăng say lao động; phát huy hết sức sáng tạo và tâm huyết của mình thì năng suất lao động của người lao động mới được nâng cao – từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngày nay, khi khoa học phát triển mạnh mẽ đã tạo ra nhiều máy móc; công nghệ cao góp phần giảm bớt sức lao động của con người song không vì thế mà vai trò của con người giảm đi mà càng khẳng định sự cần thiết của những người có ý thức trách nhiệm; trình độ chuyên môn và đặc biệt là trình độ quản lý
Nhân tố chất lượng và sản lượng hàng hoá tiêu thụ
Thứ hai là nhân tố chất lượng và sản lượng hàng hoá tiêu thụ: Sản lượng hàng hoá tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp thương mại bởi: “Doanh thu = Sản lượng hàng bán tiêu thụ x giá bán”. Do đó khi các yếu tố khác không đổi thì khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng; doanh thu sẽ tăng kéo theo lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, sản lượng hàng hoá tiêu thụ thông qua doanh thu ảnh hưởng gián tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro trong kinh doanh các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên, giá cả; tốc độ tiêu thụ; mức độ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các loại hàng hoá khác nhau. Từ đó cho thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận. Do vậy, nếu doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu; thị hiếu người tiêu dùng; nghiên cứu chu kỳ của sản phẩm; đưa ra kết cấu hàng hoá hợp lý sẽ tránh được tình trạng ứ đọng khi khối lượng hàng hoá quá lớn so với mức cầu của thị trường hoặc có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh doanh khi nhu cầu của thị trường lớn nhưng doanh nghiệp lại dự trữ quá ít.
Giải quyết vấn đề
Lợi nhuận của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp. Yếu tố con người; chất lượng và sản lượng hàng hóa tiêu thụ, kết cấu hàng hóa tiêu thụ là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng các nhân tố trên.
Xem thêm:
- Cách khắc phục rủi ro trong hoạt động kinh doanh bất động sản
- Doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ có cần thông báo?
- Không trả lương thử việc cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Lợi nhuận bao gồm:
– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
– Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
– Lợi nhuận từ các hoạt động khác
Tuy nhiên, trong thực tế, theo chế độ báo cáo tài chính, người ta không hạch toán riêng rẽ 2 loại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động tài chính mà gọi chung là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ là lợi nhuận thu được từ các hoạt động được tiến hành ngoài chức năng nhiệm vụ chính của doanh nghiệp; hỗ trợ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn; sức lao động và các yếu tố vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh phụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh phụ và chi phí phân bổ cho hoạt động kinh doanh phụ đó.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu từ các hoạt động đầu tư tài chính: hoạt động liên doanh liên kết; hoạt động mua bán chứng khoán; thu lãi tiền gửi ngân hàng; chênh lệch tỷ giá hối đoái; hoàn nhập quỹ dự phòng tài chính