Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau, một số gia đình không làm thủ tục khai tử cho người đã chết. Một số khác thậm chí không đăng ký khai tử để trục lợi; hưởng các chính sách quyền lợi bảo hiểm; hay để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác,…Vậy hành vi không đăng ký khai tử cho người đã chết bị phạt bao nhiêu? Đây là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khai tử là gì?
Khai tử là quyền nhân thân của mỗi người. Được quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
2, Cá nhân chết phải được khai tử.
Khai tử là thủ tục pháp lí nhằm xác nhận sự kiện một người đã qua đời và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó, đồng thời, là phương tiện để Nhà nước theo dõi biến động dân số của mình. Khi một người qua đời, người thân phải làm thủ tục đăng ký khai tử và kết quả của thủ tục này là Giấy khai tử.
Theo đó, việc khai tử để xác nhận một người đã chết trước hết chấm dứt quyền dân sự và các quyền khác liên quan. Bên cạnh đó, cũng là một căn cứ pháp lý để mở ra nhiều quan hệ pháp luật khác. Cụ thể như:
+ Người thân của người đã mất cần sử dụng giấy chứng tử để làm mai tang; tiến hành tổ chức lễ tang tại nhà tang lễ hoặc tại nghĩa trang.
+ Giấy chứng tử là một trong những căn cứ quan trọng để xác định thời điểm mở thừa kế; và chia thừa kế của người đã mất.
+ Giải quyết chế độ tử tuất; các chế độ bảo hiểm. (nếu có)
+ Là cơ sở xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn tái hôn với người khác.
+ Giấy chứng tử dùng trong các hoạt động đăng ký, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trường hợp đất đai thuộc quyền sở hữu của người đã chết thì khi làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng; thì cần phải có giấy chứng tử để chứng minh người sở hữu này đã chết;…
Không khai tử cho người chết bị phạt bao nhiêu?
Vì nhiều lý do khác nhau, một số gia đình không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người thân đã chết. Một số khác thậm chí không đăng ký khai tử để trục lợi; hưởng các chính sách quyền lợi bảo hiểm; hay để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác,…
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hộ tịch 2014; quy định về thời hạn khai tử như sau:
Điều 33. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
1, Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết; người thân thích phải có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết. Trường hợp quá thời hạn mà cố tình không đăng ký khai tử để trục lợi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử
3, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
Theo quy định trên, người có hành vi không thực hiện thủ tục khai tử cho người chết nhằm mục đích trục lợi (có thể trục lợi từ các chính sách bảo hiểm xã hội; nhận trợ cấp hỗ cấp từ nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác;…) thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Chết đã lâu có làm thủ tục khai tử được không ? Thủ tục thế nào ?
- Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
- Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: tờ khai đăng ký khai tử; và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử ( gồm: vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử) nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Bước 3: Nhận kết quả
Ngay sau khi nhận giấy tờ hợp lệ; nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.