Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất; mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc. Vậy vào năm 2022, Tòa án được mở phiên tòa xét xử online về những tội nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết số 33/2021/QH15
Nội dung tư vấn
Tòa án được mở phiên tòa xét xử online
Tòa án xét xử online khi đã có quyết định khởi tố của Viện kiểm sát. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Tòa án được mở phiên tòa xét xử online với những vụ án nào?
Theo đó, Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến(Tòa án xét xử online) để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.
Những vụ án nào tòa án không được mở phiên tòa xét xử online
Trong đó, các trường hợp sau không được áp dụng hình thức xét xử trực tuyến( Tòa án xét xử online ):
- Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước;
- Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;
- Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.
Cũng theo Nghị quyết 33, phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định.
Đồng thời, phải bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Nghị quyết này được ban hành ngày 12/11/2021.
Tại sao phải xét xử trực tuyến?
Chúng ta biết rằng, hiện nay tình hình dịch covid 19 diễn biến rất phức tạp trong 2 năm trở lại đây. Điều này đã kéo theo rất nhiều hệ lụy về việc hoãn phiên tòa xét xử, khiến những kẻ phạm tội không kịp thời bị xử lý, chịu chế tài và hình phạt mà mình gây ra. Do đó, để tiết kiệm thời gian, an toàn, sức khỏe cho những cán bộ làm công tác xét xử và thi hành án thì việc xét xử trực tuyến là điều cần thiết.
Xét xử trực tuyến là gì?
Đây là một phương pháp để xử lý các truy vấn về phân tích khối lượng dữ liệu lớn, nhiều chiều mà nếu cho thực thi các truy vấn này trong hệ thống cơ sở dữ liệu thông thường sẽ không thể cho kết quả hoặc sẽ mất rất nhiều thời gian. OLAP được đặt ra để giải quyết các bài toán liên quan đến khai phá dữ liệu phục vụ cho các báo cáo về tài chính, bán hàng, tiếp thị, quản trị, dự báo..
Xem thêm:
Trên đây là bài viết về Tòa án xét xử online. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với người đọc. Nếu có thắc mắc hay muốn tư vấn về dịch vụ gì hãy liên hệ tới Luật sư X qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường găp:
Mục đích của các phiên tòa lưu động này nhằm mục đích giáo dục và phòng, chống các loại tội phạm. Thông qua các phiên tòa lưu động sẽ truyền tải và phổ biến những kiến thức pháp luật tới cho người dân tại địa phương. Đồng thời, răn đe, phòng ngừa những người manh nha có ý định thực hiện hành vi phạm tội. Vậy Tào án xét xử lưu động khác Tòa án xét xử online như thế nào?
Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự; và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa; kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.
Theo khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “3. Tòa án nhân dân xét xử công khai….”. Do vậy, nguyên tắc này được triển khai thực hiện ở các phiên tòa; trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. Như hình sự, dân sự, hành chính, lao động,…..
Với vai trò nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, thực thi pháp luật; các phiên tòa được hiến định rằng phải được tổ chức công khai để mọi người dân có nhu cầu; thì đều có thể tham gia; đều có thể được biết thông tin về vụ việc được xét xử.