Khởi tố vụ án hình sự là gì? Khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ gì? Những thông tin trên mạng xã hội facebook, zalo,… có được xem là căn cứ để khởi tố không? Đây là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự; trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự; là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình 2015; quy định chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
+ Tố giác của cá nhân;
+ Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
+ Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
+ Người phạm tội tự thú.
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Tố giác của cá nhân
Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. Tố giác tội phạm có thể thực hiện trực tiếp tại cơ quan nhà nước; gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác.
Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố; thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận; và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Người nào cố ý tố giác tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính; điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước là nguồn tin để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; thì quyết định việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền; hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
Theo đó, Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm; trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết.
Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố. Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố; hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự; nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Người phạm tội tự thú
Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
Khi người phạm tội đến tự thú; cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi; nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú; Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng
Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện thông tin có đối tượng tác động là đông đảo người dân. Như báo chí in, đài tuyền hình, đài phát thanh; có thể là mạng xã hội như zalo, facebook,….
Khi phát hiện các thông tin có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng; Tin báo này có thể bằng lời, video, clip hoặc bằng bài viết; thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh để kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không; làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm không còn. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.
Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
+ Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.