Ngày 15/11/2021, tại đoạn sông N1 (xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành), lực lượng trinh sát thuộc phòng Cảnh sát kinh tế; Công an tỉnh Kiên Giang, phát hiện 2 chiếc ghe tải nghi chở hàng hóa nhập lậu nên tiến hành kiểm tra. Thời điểm kiểm tra phát hiện trên 2 phương tiện chở khoảng 50 tấn phế liệu; trong đó khoảng 4 tấn pin điện thoại di động đã qua sử dụng (là chất thải nguy hại) và khoảng 46 tấn nhựa phế liệu được xay nhuyễn được chứa trong các bao tải. Vậy hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là gì?
Theo pháp luật hiện hành, hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là vận chuyển hàng hóa không xác định được nguồn gốc sản xuất hoặc nơi thực hiện các quy trình chế biến. Theo đó hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ được lưu thông trên thị trường và đến tay người tiêu dùng làm giảm chất lượng cuộc sống gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 5 điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định:
“ Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn; chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Theo quy định tại điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:
Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa; hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
Mức 1
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
Mức 2
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
Mức 3
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
Mức 4
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Mức 5
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
Mức 6
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
Mức 7
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
Mức 8
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Mức 9
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
Mức 10
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Mức 11
Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Mức 12
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất; nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Là thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; chất bảo quản thực phẩm; thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc; mỹ phẩm; trang thiết bị y tế
- Là chất tẩy rửa; hoá chất; chế phẩm diệt côn trùng; diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; thuốc thú y; phân bón; xi măng; chất kích thích tăng trưởng; giống cây trồng; giống vật nuôi; giống thủy sản; thức ăn thủy sản;
- Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Những lưu ý khi vận chuyển hàng hóa
Để việc vận chuyển hàng hóa của quý khách được an toàn và thuận lợi hơn dù với phương thức vận chuyển đường chúng tôi đưa ra những lưu ý sau:
- Hàng đăng kí vận chuyển phải đầy đủ hóa đơn giấy từ, người gửi phải khai báo chi tiết về tình trạng, đặc điểm của đơn hàng
- Không vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Không vận chuyển buôn bán các động vật quý hiếm
- Hàng hóa phải được đóng gói vận chuyển cẩn thận
- Không vận chuyển các mặt hàng mà nhà nước cấm
Mời bạn đọc xem thêm:
- Các vấn đề pháp lý và lợi thế của thỏa thuận trọng tài thương mại.
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ bị xử phạt ra sao?
- Thủ tục tiến hành hoạt động quảng cáo và hoạt động khuyến mại
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Logistics là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp và từ tiếng Việt có nghĩa gần nhất là “hậu cần”. Hiểu đơn giản nhất, Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí; trung thực; tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh; gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Căn cứ điều 62 luật thương mại 2005:
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận và pháp luật có quy định khác. Quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.