Xin chào luật sư. Gần đây tôi thấy nhiều người dân và trên các trạng mạng xã hội truyền thông tin; đi xe không chính chủ sẽ bị phạt tiền. Vậy cho hỏi cần hiểu như thế nào về lỗi xe không chính chủ; nếu vi phạm thì mức xử phạt là bao nhiêu. Ví dụ như tôi mượn xe của bố mẹ ở quê xuống Hà Nội để sử dụng. Vậy trong quá trình sử dụng phương tiện để di chuyển tôi có bị phạt; vì lỗi đi xe không chính chủ không? Đi xe không chính chủ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đi xe không chính chủ sẽ bị xử phạt?
Theo Luật giao thông đường bộ và Nghị định 100/2019/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Không có quy định hay giải thích về vấn đề thế nào là xe không chính chủ.
Tuy nhiên theo một số quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Quy định một số trường hợp bị xử phạt liên quan đến không làm thủ tục đăng ký sang tên xe; (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
Theo đó, có thể hiểu xe không chính chủ là trường hợp khi cá nhân, tổ chức khi mua, được tặng, được cho, được thừa kế tài sản là xe gắn máy, các loại xe mô tô, xe ô tô… nhưng lại không thực hiện việc đăng ký sang tên đổi chủ, từ chủ xe ghi trong giấy đăng ký xe sang tên của mình sau khi mua, nhận tặng cho.
Tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định; việc xác định và xử phạt đối với lỗi không đi xe chính chủ chỉ được thực hiện khi:
- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
- Qua công tác đăng ký xe.
Đi xe không chính chủ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
Như đã xác định ở trên, không phải trường hợp nào đi xe không chính chủ tức đều bị phạt vi phạm hành chính. Mà lỗi đi xe không chính chủ chỉ bị phạt trong các trường hợp nhất định. Trong trường hợp của bạn, vì bố mẹ bạn chỉ cho bạn mượn chiếc xe máy mà không phải tặng cho chiếc xe máy đó cho bạn, nên bạn không thể thực hiện thủ tục đăng ký sang tên chiếc xe đó cho mình được. Do vậy, bạn sẽ không bị xử phạt với lỗi đi xe không chính chủ.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với hành vi đi xe không chính chủ khi phát hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn gia thông và qua công tác đăng ký xe sẽ bị xử phạt theo Điều 30 như sau:
- Đối với xe máy: Theo đó, đối với hành vi không sang tên xe máy khi mua; được tặng, nhận thừa kế… mà thuộc các trường hợp nói trên sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân; mức phạt đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt này, tối đa là 1.200.000 đồng.
- Đối với ô tô: Theo điểm l Khoản 7 Điều 30, mức xử phạt khi đi xe ô tô không chính chủ thuộc các trường hợp quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt gấp đôi có thể lên đến 8.000.000 đồng. Mức phạt đối với hành vi khi không sang tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe ô tô sang tên mình cao hơn mức xử phạt đối với xe máy.
Phương thức nộp phạt khi vi phạm đi xe không chính chủ?
Người đi xe không chính chủ trong trường hợp bị xử phạt, cần thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại; nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước; được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản; (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định; xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Đi xe không chính chủ gây tai nạn thì ai bị xử phạt?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA. Có quy định, chủ xe phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.
Theo quy định hiện hành, đối tượng bị xử phạt là chủ phương tiện khi mua; được cho; được tặng; được phân bổ; được điều chuyển; được thừa kế tài sản mà không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định.
Tuy nhiên, trường hợp xe người đi xe không chính chủ gây tai nạn giao thông; thì chủ phương tiện có thể phải liên đới chịu bồi thường thiệt hại do chiếc xe này gây ra khi vẫn còn là chủ sở hữu. Để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Chủ sở hữu cần yêu cầu người mua xe để thực hiện thủ tục sang tên xe máy không chính chủ.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Đi xe không chính chủ bị xử phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân; từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô; không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng…