Chào Luật sư. Nay tôi tuổi đã cao, mà tuổi già thì khó có thể lường trước được vận mệnh. Vì vậy, hiện tại, tôi muốn để lại di chúc cho các con của tôi. Phòng khi nếu tôi qua đời thì còn có di chúc để lại; tránh trường hợp xấu lại xảy ra tranh chấp không đáng có. Tuy nhiên, tôi vẫn phân vân giữa việc tôi nên lập di chúc theo ý chí của tôi, hay là để phân chia thừa kế theo pháp luật cho công bằng. Vậy Luật sư có thể giúp tôi phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Di chúc là gì?
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí; nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản; chuyển dịch quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.
Khi một người lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có tài sản chết; hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc được được đưa ra làm căn cứ phân chia tài sản sau khi một người chết đi được xác định là di chúc hợp pháp và là di chúc cuối cùng mà họ lập ra trước khi chết.
Xem thêm: Mẫu di chúc hợp pháp mới nhất và thủ tục công chứng di chúc
Thừa kế theo di chúc là gì?
Thừa kế theo di chúc là thừa kế di sản theo ý chí; nguyện vọng của người chết; được thể hiện rõ trong nội dung di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản.
Người được thừa kế theo di chúc là cá nhân; tổ chức có tên trong di chúc.
Di chúc có hiệu lực khi người lập di chúc chết. Đây cũng là thời điểm mở di chúc hợp pháp.
Người thừa kế phải còn sống (đối với cá nhân); phải còn tồn tại (đối với cơ quan, tổ chức) vào thời điểm mở di chúc hoặc sinh ra và còn sống trước khi người lập di chúc chết.
Trong mọi trường hợp, thừa kế theo di chúc luôn được pháp luật ưu tiên áp dụng trước. Nhằm bảo vệ quyền con người của người đã chết.
Thừa kế theo pháp luật là gì?
Theo Bộ luật dân sự hiện hành có thể hiểu thừa kế theo pháp luật là:
Chia di sản của người chết theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật là chia theo hàng thừa kế, cụ thể: Điều 651 (BLDS 2015). Người thừa kế theo pháp luật
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội; bà nội; ông ngoại; bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc
Về hình thức
Thừa kế theo pháp luật: Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế; nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia tài sản;
Thừa kế theo di chúc: Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627 Bộ Luật Dân sự năm 2015).
Về đối tượng hưởng thừa kế
Đối tượng của thừa kế theo pháp luật bao gồm: Cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015); cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế; con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654 Bộ Luật Dân sự năm 2015);
Đối tượng thừa kế theo di chúc là những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập trong di chúc là người nhận di sản và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp thừa kế
Các trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm: Không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; tổ chức thừa kế di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (Điều 650 Bộ Luật Dân sự năm 2015);
Trường hợp thừa kế theo di chúc: Theo ý chí; nguyện vọng của cá nhân lập di chúc, người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thừa kế kế vị
Đối với thừa kế theo pháp luật, trường hợp con của người để lại di sản chết trước; hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản;
Đối với thừa kế theo di chúc không có thừa kế kế vị.
Điểm giống nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
- Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đều là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho những người còn sống.
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản (Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015).
- Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết (Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015). Tất cả đều có quyền từ chối thừa kế.
- Người không được quyền hưởng di sản là những người được liệt kê tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015. – Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước (Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015).
- Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm; kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015).
Giải quyết vấn đề
Như vậy, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, khi bạn có ý định để lại di sản thừa kế, bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế
- Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định
- Có được từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Để nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người thừa kế phải tiến hành khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế. Thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 57, 58 Luật Công chứng 2014. Sau khi tiến hành một trong hai thủ tục trên, người thừa kế sẽ đăng kí biến động quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng kí đất đai theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Căn cứ từng trường hợp cụ thể mà người thừa kế sẽ phải nộp thuế khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất hoặc không.
Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc; tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.