Ngày nay, việc hội nhập thế giới diễn ra hàng loạt và theo nhiều phương hướng khác nhau dẫn đến việc các nước tiến hành giao lưu văn hóa kinh tế; chính trị diễn ra ngày càng mạnh mẽ. ASEAN cũng đã có nhiều hiệp định được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi hay lợi ích của các nước tham gia liên quan đến tất cả các lĩnh vực. Về lĩnh vực đầu tư ASEAN, các quy định được đưa ra rõ ràng trong Hiệp định ACIA. Vậy Bồi thường trong trường hợp tịch biên tài sản của nhà đầu tư ASEAN như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
Nội dung tư vấn
ASEAN là gì?
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations); viết tắt là ASEAN là một tổ chức chính trị; kinh tế; văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan; Indonesia; Malaysia; Singapore và Philippines; nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau; đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
Nội dung của bồi thường trong trường hợp tịch biên tài sản của nhà đầu tư ASEAN
Nội dung thứ nhất
Theo Điều 4 ACIA 2009, “ nhà đầu tư ASEAN” được hiểu là: Công dân của quốc gia thành viên hoặc là pháp nhân của quốc gia thành viên đang hoặc đã tiến hành đầu tư trong lãnh thổ quốc gia thành viên khác. Đối với pháp nhân; một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nếu mang quốc tịch của một nước thành viên ASEAN; khi đầu tư sang quốc gia thành viên khác sẽ đương nhiên là nhà đầu tư ASEAN. Đối với cá nhân, không những công dân của các nước thành viên mà ngay cả những người có quyền cư trú lâu dài trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên cũng được coi là nhà đầu tư ASEAN.
Nội dung thứ hai
Theo Điều 14 ACIA 2009 về tịch biên tài sản và bồi thường: Các quốc gia thành viên không được tịch biên hoặc quốc hữu hóa đối với các khoản đầu tư; trừ trường hợp vì mục đích công cộng và phải có bồi thường thỏa đáng; tương đương với giá thị trường của phần đầu tư bị tịch biên. Đồng thời việc tịch biên phải được thực hiện một cách bình đẳng( bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài) và trên cơ sở pháp luật
+ Việc quy định vấn đề này thành một điều khoản đã làm minh bạch hơn vấn đề tịch biên và bồi thường trong AIA dẫn đến việc bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư được thể hiện một cách cụ thể; rõ ràng đúng với mục tiêu của ASEAN là tạo ra quy chế đầu tư minh bạch; thông thoáng và tự do theo đúng tiêu chí khi hội nhập kinh tế ASEAN
+ Trong AIA không có bất cứ một điều khoản nào quy định rõ ràng vấn đề này mà chỉ quy định rõ ràng vấn đề này mà chỉ quy định các quốc gia có quyền tự định đoạt đầu tư và tuân thủ các nguyên tắc; nghĩa vụ chung; vì vậy sẽ khó tránh khỏi việc xảy ra tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia nhận đầu tư khi quốc gia đó, vì một lý do nào đó quốc hữu hóa khoản đầu tư từ các quốc gia thành viên khác của ASEAN; gây khó khăn; không minh bạch cho việc đầu tư nước ngoài và quốc gia.
Nội dung thứ ba
Về bảo hộ đầu tư, kế thừa quy định của IAG, ACIA bảo hộ cho tất cả các lĩnh vực; hình thức đầu tư và chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập; trừ các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ trong phạm vi quy định của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ mà các nước thành viên áp dụng. Vì mục đích bảo hộ đầu tư liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo phương thức hiện diện thương mại các quy định về đối xử đầu tư; bồi thường trong trường hợp mất ổn định; tịch biên và bồi thường trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước thành viên sẽ được áp dụng.
Trong trường hợp cụ thể việc áp dụng các quy định này có thể sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình theo thỏa thuận của các bên; nhưng không vượt quá nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định.
Nội dung thứ tư
- Không áp dụng hồi tố quy định của AIA và IGA; khi ACIA ra đời sẽ thay thế AIA và IGA. Do vậy, những cam kết của các nước thành viên liên quan đến tất cả các hoạt động đầu tư trong hai Hiệp định AIA và IGA sẽ không được áp dụng khi ACIA phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, quy định này loại trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ bồi thường phát sinh trong quá trình thực thi cam kết của AIA và IGA.
- Bồi thường trong trường hợp tịch biên tài sản: Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải bồi thường một cách bình đẳng cho các nhà đầu tư của các quốc gia thành viên vì lí do bị tịch biên tài sản.
Các ngoại lệ trong bồi thường trong trường hợp tịch biên tài sản của nhà đầu tư ASEAN
Ngoại lệ của quy tắc trưng dụng tại điều 14
Bao gồm :
a, Quyền của nước thành viên về trưng dụng đất dành cho đầu tư với điều kiện trưng dụng và thanh toán khoản bồi thường tuân theo các yêu cầu của luật trong nước;
Như vậy theo quy định tại điểm a nếu các nước thành viên trưng dụng đất của nhà tư nước ngoài thuộc các nước thành viên khác thì sẽ không bồi thường theo nguyên tác của hiệp định này mà bồi thường theo nguyên tắc của luật trong nước .
b, Quyền của nước chủ nhà ASEAN về quy định giấy phép bắt buộc đối với tài sản trí tuệ theo các hiệp định TRIPs; ví dụ như trong trường hợp giấy phép bắt buộc đối với các loại thuốc điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) theo luật sở hữu trí tuệ quốc gia. Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được bảo hộ về trưng dụng tài sản trong các trường hợp sau được quy định tại điều 17; điều 18 hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN.
Các quy định về Ngoại lệ chung tại điều 17
Nhằm cho phép các nước thành viên đưa ra một số biện pháp nhất định cần thiết để theo đuổi các mục tiêu xã hội rộng như bảo vệ môi trường; bảo vệ sức khỏe con người; bảo vệ lịch sử quốc gia … Tuy nhiên, theo quy định của ACIA; các thành viên sẽ phải cắt giảm hoặc xóa bỏ các bảo lưu trong Danh mục bảo lưu nước mình phù hợp với 3 giai đoạn của Lộ trình chiến lược trong kế hoạch tổng thể thực hiện AEC. Do đó, để tránh lạm dụng; một số điều kiện cần đáp ứng bao gồm:
- Biện pháp đó là cần thiết để theo đuổi mục tiêu chính sách đã đề ra; nói cách khác là không có biện pháp thay thế;
2. Biện pháp đó không được đưa ra một cách chuyên quyền hay phân biệt đối xử tùy tiện; trong trường hợp các điều kiện tương tự chiếm ưu thế;
3. Biện pháp đó không phải là việc hạn chế trá hình đối với nhà đầu tư và đầu tư trong hiệp định.
Danh mục mục tiêu chính sách là danh mục đầy đủ; cụ thể là không được dựa vào các điều khoản về Ngoại lệ chung vì những mục tiêu khác với những mục tiêu đã nêu. Nước chủ nhà sử dụng Ngoại lệ chung có trách nhiệm chứng minh. Do đó phải chứng tỏ được biện pháp đó đáp ứng tiêu chí về kiểm tra tính cần thiết.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, việc quy định các vấn đề bồi thường trong tịch biên tài sản của nhà đầu tư ASEAN thành một khoản đã làm minh bạch hơn vấn đề tịch biên và bồi thường trong AIA dẫn đến việc bảo đảm lợi ích của các nhà đầu được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng đúng với mục tiêu của ASEAN là tạo ra quy chế đầu tư minh bạch; thông thoáng và tự do theo đúng tiêu chí khi hội nhập kinh tế ASEAN.
Mời bạn đọc xem thêm
- Những rủi ro pháp lý trong vận chuyển hàng hải quốc tế?
- Các quy tắc đạo đức trọng tài viên của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
- Tội phạm có tính chất quốc tế theo quy định pháp luật là gì?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung “Bồi thường trong trường hợp tịch biên tài sản của nhà đầu tư ASEAN“ Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
ASCC là Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, cộng đồng này ra đời với mục tiêu của cộng động là gắn kết; xây dựng xã hội đoàn kết; chia sẻ; đùm bọc; hòa thuận; đời sống người dân được nâng cao
Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): gồm những người đứng đầu nhà nước hoặc Chính phủ của các quốc gia thành viên; là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN; xem xét; đưa ra các chỉ đạo và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN và lợi ích của các Quốc gia Thành viên ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN được nhóm họp hai lần một năm; do Quốc gia Thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết như là các cuộc họp đặc biệt hoặc bất thường tại thời điểm được tất các các Quốc gia Thành viên nhất trí.
AICHR là tên viết tắt của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR); có nhiệm vụ thúc đẩy nhận thức về quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN; tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên ASEAN;với mục tiêu bảo vệ các quyền con người.