Khi tham gia giao thông, đôi lúc chúng ta thấy người vi phạm; khi bị lực lượng cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; thì điều đầu tiên các cán bộ cảnh sát thường làm; đó là giơ tay lên chào người vi phạm. Vậy, Cảnh sát giao thông có bắt buộc phải chào người vi phạm theo quy định? Cảnh sát giao thông không chào thì xử lý như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cảnh sát giao thông mặc áo màu gì?
Theo quy định tại Điều 7 Luật giao thông đường bộ năm 2008; quy định về lực lượng cảnh sát giao thông như sau: “Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.”
Lực lượng cảnh sát giao thông là những người mặc quần, áo màu vàng lúa chín; đeo thẻ xanh, trên thẻ ghi số hiệu, cấp hiệu theo quy định; đội mũ kêpi có vành màu đỏ hoặc mũ bảo hiểm cùng màu với quần áo; phía trước mũ gắn Công an hiệu, hai bên mũ có chữ “CSGT” màu xanh phản quang; (sử dụng khi tuần tra, kiểm soát bằng xe mô tô), có dây lưng và dây chéo bằng da màu nâu; giầy da màu đen.
Khi nào CSGT được dừng phương tiện để kiểm tra?
Theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2016/TT-BCA; cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát ;trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện; thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được;các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Cảnh sát giao thông có bắt buộc phải chào người vi phạm theo quy định?
Theo Khoản 2 Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:
Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
Như vậy, theo quy định thì cảnh sát giao thông phải thực hiện động tác chào hoặc chào bằng lời nói theo điều lệ. Tuy nhiên, nếu thuộc 03 trường hợp sau thì không phải chào gồm:
- Biết trước người đó có thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm;
- Phạm tội quả tang;
- Đang có lệnh truy nã.
Sau khi tiếp nhận được các loại giấy tờ, thông báo cho người lái xe và người trên xe biết lý do kiểm soát, CSGT sẽ được thực hiện kiểm soát theo quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA (Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện, Kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ…).
Không xuất trình giấy tờ xe cho cảnh sát giao thông có vi phạm pháp luật?
Theo quy định tại điểm đ khoản 1, điểm d khoản 2 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong mọi trường hợp người dân đều có quyền yêu cầu người xử phạt chứng minh rằng mình đã có hành vi vi phạm hành chính như sau: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”.
Do đó khi người bị dừng xe mà cho rằng việc đưa ra lỗi là không chính xác thì hoàn toàn có quyền yêu cầu CSGT chứng minh về lỗi của mình.
Nếu CSGT không chứng minh được vi phạm thì không có quyền xử phạt trong trường hợp đó. Một số trường hợp nếu không chứng minh được vi phạm mà vẫn cố tình xử phạt thì sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm có quyền khiếu nại theo quy định.
Tuy nhiên, hành vi không chịu xuất trình giấy tờ khi CSGT yêu cầu là hành vi vi phạm. Bởi lẽ, điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định: CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Cảnh sát giao thông có bắt buộc phải chào người vi phạm theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Chống đối cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông, i không có quy định nào cho phép Cảnh sát giao thông được đánh người tham gia giao thông. Ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ.
Trường hợp người vi phạm mà chống đối thì Cảnh sat giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn; đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ không được phép đánh người vi phạm.
Theo Nghị định số 208/2013/NĐ-CP quy định về người thi hành công vụ như sau:
“Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.”
Như vậy, nếu bạn có hành vi chống đối cảnh sát giao thông, tức là có hành vi chống đối người thi hành công vụ. Hành vi này tuỳ theo từng mức độ và hậu quả thì có thể bị xử phạt hành chính; hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.