Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Nghị định được ban hành ngày 19/10/2020; có hiệu lwujc từ ngày 10/12/2020.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 128/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 19/10/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2020 | |
Ngày công báo: | 04/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1027 đến số 1028 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung đáng chú ý của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Theo đó, quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, gồm:
- Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
- Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan 2014.
- Các trường hợp người khai hải quan thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế theo Khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế.
- Trường hợp hàng hoá gửi vào Việt Nam không phù hợp với hợp đồng theo Điều 39 Luật Thương mại 2005 đã được người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp thông báo theo quy định.
Xem và tải ngay Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
+ Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
+ Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với người khai hải quan bị cấm các hành vi sau:
+ Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
+ Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
+ Gian lận thương mại, gian lận thuế;
+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
+ Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
+ Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.