Ô tô là phương tiện giao thông được thương nhân sử dụng để dán các hình ảnh quảng cáo. Cá nhân, tổ chức nên tham khảo các quy định về quảng cáo trên xe ô tô; để có thể giới thiệu rộng rãi sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải loại hàng hóa, sản phẩm nào cũng được cho phép quảng cáo trên xe ô tô; một trong số đó là bia rượu. Vậy, Quảng cáo rượu bia trên ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện quảng cáo trên xe ô tô
Theo Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo trên phương tiện giao thông; không cần phải xin giấy phép trước khi thực hiện. Vì vậy, việc quảng cáo trên ô tô không cần phải xin phép.
Tuy nhiên theo Điều 29 Luật Quảng cáo 2012, thương nhân cần gửi hồ sơ lên Sở Văn hóa; Thể thao và Du lịch để được duyệt mẫu quảng cáo trước khi triển khai sản xuất và sử dụng.
Về hình thức và nội dung quảng cáo, theo Điều 32 Luật Quảng cáo 2012; quảng cáo trên phương tiện giao thông phải đáp ứng những quy định sau:
“1. Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
2. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.”
Các sản phẩm không được quảng cáo
Theo Điều 7 Luật Quảng cáo 2012; một số sản phẩm không được phép quảng cáo trên xe ô tô, bao gồm:
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Quảng cáo rượu bia trên ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Tại Điều 33 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; quy định mức xử phạt hình vi vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia.
Cụ thể, phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi; trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.
Nghị định 117 quy định phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng; đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia; trên phương tiện giao thông; có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu; bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
Mức phạt này áp dụng với hành vi sử dụng vật dụng, hình ảnh; biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia; Quảng cáo trong các sự kiện, trên các phương tiện quảng cáo; sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
Mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng cũng áp dụng với hành vi quảng cáo không có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật; Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử; phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác; mà không có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập; để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.
Vị trí dán quảng cáo trên xe ô tô
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Quảng cáo 2012, xe ô tô có quyền dán quảng cáo trên các vị trí của xe, ngoại trừ những vị trí sau:
- Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước; mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông;
- Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt; được phép quảng cáo của phương tiện giao thông;
Lưu ý: Việc thể hiện biểu trưng, logo, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.
Mức phạt khi vi phạm quy định dán quảng cáo trên xe ô tô
Theo khoản 49 Điều 1 Nghị định 28/2017, phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
– Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
Tóm lại, quy định về quảng cáo trên xe ô tô không quá phức tạp để các thương nhân áp dụng. Lưu ý, để tránh bị phạt, việc dán quảng cáo cần phải được thực hiện đúng vị trí trên xe ô tô.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Quảng cáo rượu bia trên ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Uống rượu bia khi lái xe có bị phạt tù theo quy định của pháp luật?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Bắt đầu từ ngày 01/01/2020, Luật số 44/2019/QH14 về Phòng, chống tác hại rượu, bia do Quốc hội ban hành đã chính thức có hiệu lực, quy định hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối không được điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều này có nghĩa là nồng độ cồn cho phép khi lái xe bắt đầu từ năm 2020 sẽ ở mức 0mg/100ml máu. Theo đánh giá chung, quy định mới của Quốc hội và Bộ GTVT được đánh giá là rất cần thiết trong việc kiên quyết giảm thiểu tai nạn giao thông gây ra do tài xế uống bia, rượu.
Hiện nay, để xác định nồng độ cồn trong cơ thể của người điều khiển xe ô tô, xe gắn máy, cảnh sát giao thông phải sử dụng một thiết bị đo chuyên dụng và yêu cầu lái xe thổi vào ống thổi của máy đo để cho ra kết quả