Hà Giang là tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Nơi có địa hình chủ yếu là rừng núi. Tuy nhiên, tại đây những bậc phục huynh, chính quyền cũng rất chú trọng cho việc học. Hơn nữa, nếu chỉ học trên trường thôi thì chưa thể đủ. Vì đó, rất nhiều trung tâm đã ra đời với sú mệnh giúp các bạn bổ sung thêm nhiều kỹ năng. Vậy xin giấy phép thành lập trung tâm giảng dạy kỹ năng mềm tại Hà Giang như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu và tham khảo qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm được hiểu là những kỹ năng thuộc về con người, đòi hỏi bạn có phải là người có suy nghĩ tích cực, tận tâm, có giao tiếp khéo léo, có biết giải quyết các vấn đề hiệu quả. Ngoài các kỹ năng về chuyên môn thì các kỹ năng mềm giúp cho bạn đảm bảo được thành công trong tương lai.
Đối tượng được cấp giấy phép thành lập trung tâm giảng dạy kỹ năng mềm
– Các tổ chức là Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
– Các trung tâm đào tạo thuộc các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng mềm và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục.
Điều kiện thành lập trung tâm giảng dạy kỹ năng mềm tại Hà Giang
Điều kiện về tổ chức xin cấp phép
– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
– Các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (sau đây gọi chung là các đơn vị) có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục.
Điều kiện cơ sở vật chất
Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
Điều kiện giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên
Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Điều kiện về giáo trình, tài liệu
Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động .
Xem thêm:
Hồ sơ thành lập trung tâm giảng dạy kỹ năng mềm tại Hà Giang
Hồ sơ pháp lý:
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư;( 01 bản)
– Hợp đồng thuê mặt bằng/ giấy chứng nhận sở hữu nhà đất;( 01 bản)
– Danh mục trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu đảm bảo công tác giảng dạy như đã nói ở trên;
Hồ sơ nhân sự:
– Bản chứng thực chứng minh nhân dân.
– Bản chứng thực bằng tốt nhiệp cao đẳng, đại học ( ngành sư phạm)
– Bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương.
– Giấy khám sức khỏe
Điều kiện để thành lập trung tâm tin học tại Hà Giang
Xin giấy phép thành lập trung tâm giảng dạy kỹ năng mềm tại Hà Giang là như vậy. Nếu là tin học thì sẽ thành lại như thế nào? Căn cứ theo điều 7 Thông tư 03/2011/TT-BGDDT quy chế tổ chức hoạt động trung tâm tin học định:
Điều 7. Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.
Như thế, muốn thành lập trung tâm tin học cần phải có đủ 2 yêu cầu:
Phù hợp với quy hoạch và quy hoạch mạng lưới trung tâm của chị cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đề án thành lập trung tâm cần phải xác định rõ ràng.
Điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng
Căn cứ theo điều 22 Thông tư 03/2011/TT-BGDDT quy chế tổ chức hoạt động trung tâm tin học quy định:
1. Trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý thuyết, thực hành theo quy định tại Điều 30 của Quy chế này. Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học.
2. Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học viên/ca học.
3. Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.
4. Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.
5. Được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết xin giấy phép thành lập trung tâm giảng dạy kỹ năng mềm tại Hà Giang. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của luật sư X, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Bước 1: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư.
Bước 2: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Thành lập công ty: Loại hình doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh;…
Bước 2: Xin cấp phép hoạt động dạy kỹ năng sống
Bản chứng thực chứng minh nhân dân.
Bản chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học ( ngành sư phạm)
Bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương.
Giấy khám sức khỏe
Tờ trình xin thành lập trung tâm;
Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
Cơ sở vật chất của trung tâm;
Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.