Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy định phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trung thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ công an – Bộ quốc phòng ban hành.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Trần Công Phàn, Lê Quý Vương, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 22/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 06/02/2018 |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP
Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án cần phối hợp thực hiện những quy định sau để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố:
- Ngay khi nhận án, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra các thủ tục tố tụng, chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ và:
- Trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp tại khoản 4 Điều 183 BLTTHS.
- Nếu thiếu hồ sơ, tài liệu… mà VKS có thể bổ sung được thì cùng Điều tra viên bổ sung kịp thời; không thể bổ sung được thì phải báo cáo lãnh đạo.
- Trong thời hạn quyết định truy tố, nếu có vấn đề phức tạp trong vụ án, kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo để cùng cơ quan điều tra, tòa án đưa ra hướng giải quyết.
- Nếu có vấn đề phức tạp phát sinh, VKS phải tổ chức họp liên ngành làm rõ vấn đề cần điều tra bổ sung.
- Nếu không thống nhất được thì CQTHTT thụ lý hồ sơ vụ án phải xây dựng báo cáo của CQTHTT cùng cấp để báo cáo với lãnh đạo liên ngành cấp trên xin ý kiến giải quyết vụ án.
Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP
- Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC
- Khởi tố bị can là gì?
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng, có thể gây ra cho họ thiệt hại về vật chất, tinh thần;
Thay đổi nội dung cáo trạng là thay đổi những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như: thời gian, địa điểm phạm tội; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can; thay đổi điểm, khoản, điều luật mà Viện kiểm sát đã áp dụng để truy tố.
1. Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan điều tra trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
2. Thông tư liên tịch này được áp dụng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.