Yên Bái có nền kinh tế khá đa dạng; nhưng vẫn là tỉnh nghèo. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh gặp khá nhiều khó khăn; do đó, một số doanh nghiệp thực hiện đóng mã số thuế. Tuy nhiên, trước những thay đổi về xã hội, với nhiều cơ hội kinh doanh mới; doanh nghiệp có nhu cầu phục lại mã số thuế. Vậy thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp tại Yên Bái được thực hiện như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khôi phục mã số thuế là gì?
Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thuế; và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
Mã số thuế có thể bị chấm dứt hiệu lực do doanh nghiệp bị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp bị phá sản, giải thể; doanh nghiệp bị chia tách, sáp nhập, hợp nhất;…
Có thể hiểu, khôi phục mã số thuế là việc chuyển trạng thái mã số thuế từ trạng thái “ngừng hoạt động” trở về trạng thái người nộp thuế đang hoạt động.
Các doanh nghiệp cần khôi phục mã số thuế bởi mỗi doanh nghiệp được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động; từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Mã số thuế giúp doanh nghiệp thực hiện đóng thuế cho nhà nước và tra cứu các thông tin khi cần. Do đó, nếu muốn tiếp tục sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp cần phải khôi phục mã số thuế.
Thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp tại Yên Bái
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khôi phục mã số thuế doanh nghiệp tại Yên Bái
Hồ sơ trong từng trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế sẽ có những khác biệt nhất định. Căn cứ Điều 18 Thông tư 105/2020/TT-BTC; quy định hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế trong từng trường hợp như sau:
- Trường hợp văn bản chấm dứt hiệu lực mã số thuế bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ
Trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định. Nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi; thì doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi.
Cụ thể, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế.
+ Bản sao văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
Sau khi cơ quan thuế có Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy định; nhưng chưa bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. ThÌ doanh nghiệp nộp hồ sơ khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
Hồ sơ khôi phục mã số thuế gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, nhưng nay muốn khôi phục mã số thuế
Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế; Thì doanh nghiệp nộp hồ sơ khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Hồ sơ khôi phục mã số thuế gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế.
- Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế do chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; do chia tách, hợp nhất doanh nghiệp; sáp nhập doanh nghiệp đến cơ quan thuế. Sau đó có văn bản hủy Quyết định chia, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất; và cơ quan đăng ký kinh doanh chưa chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất; thì người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Hồ sơ khôi phục mã số thuế gồm:
+ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế.
+ Bản sao văn bản hủy bỏ Quyết định chia, Hợp đồng sáp nhập, Hợp đồng hợp nhất.
- Trường hợp khôi phục mã số thuế theo quyết định, thông báo của cơ quan nhà nước
Theo quyết định, thông báo, giấy tờ khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được khôi phục mã số thuế; thì doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Giao dịch thông báo khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
+ Quyết định của Tòa án hủy bỏ Quyết định tuyên bố cá nhân là đã chết; tuyên bố mất tích; hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP; doanh nghiệp khi khôi phục mã số thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế; báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn còn thiếu; hoàn thành đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; trước khi khôi phục mã số thuế. Trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận nộp dần tiền thuế nợ theo cam kết của người nộp thuế; hoặc khoản tiền nợ đã được gia hạn nộp hoặc khoản tiền nợ không phải tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Cơ quan thuế xử lý hồ sơ đăng ký thuế theo quy định sau đây:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ; thì thông báo về việc chấp nhận hồ sơ; và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế ;chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ; thì thông báo cho người nộp thuế chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ khôi phục mã số thuế doanh nghiệp năm 2021
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, không thu thuế; hồ sơ hải quan; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Đăng ký thuế bao gồm:
+ Đăng ký thuế lần đầu;
+ Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
+ Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;
+ Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
+ Khôi phục mã số thuế.
Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định trên; thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.