Chào Luật sư, hiện tại tôi và chồng đang có ý định góp vốn bằng tài sản chung của vợ chồng vào một công ty tại địa phương. Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau trong quan hệ vợ chồng khi tham gia các giao dịch? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn về quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau trong quan hệ chồng vợ.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Nội dung tư vấn
Hôn nhân đó là một vấn đề không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta; hiểu một cách đơn giản hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt giữa nam và nữ dựa trên phương diện tình cảm; những nguyên tắc cơ bản mà pháp luật quy định về điều kiện kết hôn. Nội dung của quan hệ pháp luật hôn nhân mà cụ thể là mối quan hệ giữa vợ và chồng đó là quyền và nghĩa vụ nhân thân; các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Trong đó, ta có thể thấy; quyền và nghĩa vụ về nhân thân là nội dung chủ yếu nhất trong quan hệ vợ chồng; mà quan hệ đại diện giữa vợ và chồng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vậy quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau trong quan hệ vợ chồng phát sinh khi nào?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng là gì?
- Xuất phát từ sự kiện kết hôn. Đây là căn cứ làm phát sinh quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng; bao gồm các quyền và nghĩa vụ nói chung được pháp luật quy định cụ thể.
- Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang yếu tố tình cảm; là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng; gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nội dung của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần; là yếu tố tình cảm; không mang nội dung kinh tế; không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của vợ chồng.
- Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng là chuẩn mực đạo đức; cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng. Vì vậy, khi điều chỉnh những quan hệ đó phải kết hợp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội.
Các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ, chồng bao gồm:
- Tình nghĩa vợ chồng (Điều 19)
- Quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng
- Quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau giữa vợ và chồng
Quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau trong quan hệ vợ chồng
Vợ chồng có thể đại diện cho nhau theo pháp luật hoặc theo ủy quyền;
Đại diện theo pháp luật
Theo quy định của pháp dân sự và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; thì đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng phát sinh khi:
- Vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự; mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ thì làm người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự. Người đại diện có quyền và nghĩa vụ xác lập; thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); quản lí tài sản của người được giám hộ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Khi một bên bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó; thì phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; thì phải được người đại diện đồng ý; trừ những giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
- Khi vợ, chồng kinh doanh chung hoặc có văn bản thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh; thì người vợ hoặc người chồng trực tiếp tham gia vào quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của chồng; hoặc vợ mình trong quan hệ kinh doanh đó; trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh; vợ chồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
- Khi tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng; thì việc xác lập; thực hiện; chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó; do bên có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản thực hiện.
Đại diện theo ủy quyền
- Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch; mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của hai bên.
- Theo quy định của pháp luật dân sự và luật hôn nhân và gia đình; việc ủy quyền giữa vợ và chồng phải được lập thành văn bản; có chữ kí của các bên.
- Trong đại diện theo ủy quyền, người được ủy quyền chỉ được thực hiện hành vi trong phạm vi được ủy quyền. Nếu người được ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi được ủy quyền; thì người được ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba phần giao dịch vượt quá đó.
Có thể bạn quan tâm
- Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng
- Điều 18. Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng
- Ly thân và những hậu quả pháp lý của việc ly thân
- Tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành
Trên đây là nộ dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề quan hệ nhân thân, đặc biệt là quan hệ đại diện cho nhau giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“….Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn”.
Nhu vậy, trường hợp này Tòa án sẽ chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Theo quy định tại điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận…..Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản”.
Theo quy định này, thỏa thuận đưa tài sản chung của vợ chồng vào kinh doanh buộc phải lập thành văn bản. Điều này có ý nghĩa trong việc xác lập giá trị pháp lý của tài sản nói chung; các quyền tài sản của chủ thể nói riêng. Hạn chế rủi ro trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch có liên quan.