Công nghệ ngày càng phát triển theo đó đời sống con người ngay càng được nâng cao. Hiện nay việc chuyển tiền hay các giao dịch lên quan đến tiền; đều được thực hiện trên các thiết bị như điện thoại, máy tính…. Tuy nhiên có một bất cập khi giao dịch là người chuyển tiền do nhầm lẫn lại chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác; mà không phải là tài khoản mình muốn chuyển tiền vào; và nhiều trường hợp họ không đòi lại số tiền chuyển nhầm đó từ bên kia. Vậy theo quy định không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm là hành vi vi phạm pháp luật
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản được giải thích và quy định như sau:
– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có; và tài sản hình thành trong tương lai.
Căn cứ Điều 579 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ hoàn trả như sau:
– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác; mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
– Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Như vậy theo các quy định trên tiền là tài sản; khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác; và có liên hệ mong muốn người đó chuyển lại tiền mà người đó không chuyển; thì đó là hành vi vi phạm pháp luật; có dấu hiệu muốn chiếm giữ tài sản người khác. Do vậy người không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm; có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm bị xử phạt ra sao?
Xử lý hành chính hành vi không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”
Như vật theo Điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; thì hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác; sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Nếu cố tình không trả lại tài sản khi chủ sở hữu tài sản này yêu cầu; thì theo tính chất và mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi chiếm giữ tài sản của người khác. (Điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)
Như vậy, căn cứ quy định trên thì nếu sử dụng tài sản được chuyển nhầm vào thì sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng .
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm
Theo Khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự 2015; được bổ sung bởi Điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy có thể bị phạt tù lên đến 5 năm khi chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng của người khác chuyển khoản nhầm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Sát hại người bị chất độc da cam – xử lý như thế nào tên giết người tàn tật
- Phân biệt tội cướp tài sản và cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp vay tiền người khác không trả có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và có thể bị phạt tù theo quy định của tội này.
Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Mức phạt tù cao nhất của tội này là tù chung thân.