Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 do Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2016.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 02/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 18/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 | |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Theo Luật số 02/2016, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia; xâm hại đạo đức, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ tín ngưỡng.
+ Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
2. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo
– Luật số 02/QH14 quy định các điều kiện để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung như có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; nhóm sinh hoạt có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính; nội dung sinh hoạt đáp ứng theo quy định.
– Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi có các điều kiện như có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tôn chỉ, quy chế, mục đích hoạt động không trái pháp luật; có trụ sở hợp pháp; tên của tổ chức không được trùng với tên của tổ chức khác và điều kiện đối với người đại diện, nội dung sinh hoạt.
3. Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
– Tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau:
+ Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
+ Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật số 02/2016;
+ Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính, không có án tích và không phải là người đang bị buộc tội theo quy định;
+ Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
4. Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng các điều kiện như có cơ sở vật chất, địa điểm hợp pháp đảm bảo cho việc đào tạo; có chương trình, nội dung đào tạo, có môn học lịch sử và pháp luật Việt Nam, có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Xem trước và tải xuống
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung về Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
Chúc bạn đọc tải xuống thành công!
LSX là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của LSX hãy liên hệ 0833 102 102
Có thể bạn quan tâm:
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Câu hỏi liên quan
Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
– Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
– Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
– Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.