Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là gì? Như thế nào là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường? Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi ở vị trí thống lĩnh thị trường?… Đây là vấn đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là gì?
Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Tại khoản 1 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018; quy định như sau:
Điều 24. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
1, Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh phải có sức mạnh thị trường đáng kể; Sức mạnh thị trường của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
+ Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
+ Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
+ Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
+ Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
+ Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
+ Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
+ Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+ Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
+ Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật cạnh tranh 2018; hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018; quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5, Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Theo quy định trên, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây hạn chế cạnh tranh; dẫn tới là sự độc quyền hóa thị trường; khống chế lưu thông của dịch vụ, hàng hóa trên thị trường; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng; và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhỏ, có thị phần ít.
Những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm được quy định tại Điều 27 Luật canh tranh 2018; cụ thể doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi sau đây:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ; dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường; cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
+ Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương; tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
+ Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác.
+ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là gì?
- Trường hợp nào được miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
- Thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Câu hỏi thường gặp
Lạm dụng vị trí thống lĩnh là hành vi hạn chế cạnh tranh. Vì hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.