Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nào được miễn trừ? Điều kiện để các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được miễn trừ là gì?… Đây là vấn đề đã và đang được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh tranh; thị trường bị một nhóm đối tượng thao túng. Về lâu dài, dẫn đến xóa bỏ cạnh tranh; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng; và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận. Do đó, tại Điều 12 Luật canh tranh 2018; quy định các thỏa thuận bị cấm bao gồm:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan; bao gồm: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ; nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Và thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng; khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm giữa các doanh nghiệp; bao gồm các thỏa thuận: Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan; quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật canh tranh 2018; khi thỏa thuận đó gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất; phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định; quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018; khi thỏa thuận đó gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào được miễn trừ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật cạnh tranh 2018; quy định các thỏa thuận tại khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 Luật canh tranh 2018; có thể được miễn trừ có thời hạn; nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định.
Cụ thể, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau có thể được miễn trừ có thời hạn bao gồm:
+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa; dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ; nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng; khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
+ Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác; hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
+ Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm; nguồn cung cấp hàng hóa; cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Điều kiện để các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được miễn trừ
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nêu ở trên được miễn trừ có thời hạn; nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
+ Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng; định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm.
+ Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng; thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
Đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động; thỏa thuận hợp tác trong các ngành; lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Câu hỏi thường gặp
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấp thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh; trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.
Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn; nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.
Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ của các bên tham gia thỏa thuận;
+ Nội dung của thỏa thuận được thực hiện;
+ Điều kiện và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận;
+ Thời hạn hưởng miễn trừ.