Thay đổi trụ sở doanh nghiệp, là một trong những thủ tục khá phổ biến trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh và vận hành. Có rất nhiều lý do để một doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi trụ sở như muốn mở rộng địa điểm làm việc, hay thay đổi cho phù hợp với nghành nghề, mục đích kinh doanh nhằm thuận tiên hơn trong quá trình làm việc… Mặc dù vậy, khi tiến hành thay đổi trụ sở doanh nghiệp khác quận, nhiều người còn khá vướng mắc khi thực hiện các thủ tục này. Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Trụ sở doanh nghiệp được hiểu thế nào ?
Theo quy định tại điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020; quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp như sau:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam; là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Từ quy định tại Luật Doanh nghiệp ta có thể hiểu trụ sở chính của doanh nghiệp; là nơi mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh và được ghi nhận trong giấy đăng ký kinh doanh. Đây là địa điểm làm việc, để cơ quan nhà nước, các cá nhân; tổ chức có nhu cầu có thể liên hệ với doanh nghiệp. Địa chỉ doanh nghiệp được xác định bằng số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố; phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Vậy, trong trường hợp, doanh nghiệp muốn tiến hành; việc thay đổi trụ sở kinh doanh, khác quận, huyện thì phải thực hiện các thủ tục gì ?
Thủ tục tiến hành thay đổi trụ sở doanh nghiệp khác quận
Nếu như tiến hành việc thay đổi trụ sở doanh nghiệp trong cùng một quận; hoặc địa phương thì doanh nghiệp, chỉ cần thực hiện các thủ tục về thay đổi đăng ký kinh doanh, tại phòng đăng ký kinh doanh. Thì trường hợp, thay đổi trụ sở kinh doanh, khác quận huyện, doanh nghiệp còn cần thực hiện các thủ tục chốt thuế, cũng như thay đổi con dấu công ty trong một số trường hợp nhất định . Cụ thể, quy trình này được thực hiện như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành chốt thuế khi thay đổi trụ sở chính sang quận/huyện khác
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi đặt trụ sở chính; dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý; thì doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế; liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
Trong đó, hồ sơ tiến hành thủ tục chốt thuế bao gồm:
- Mẫu 08 theo Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế
- Giấy đăng ký kinh doanh bản photo;
- Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ.
Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp, muốn hủy hóa đơn cũ khi thực hiện việc chốt thuế; chuyển địa chỉ trụ sở tới quận huyện khác, cần soạn thảo thêm hồ sơ hủy hóa đơn, tại quận huyện cũ. Trong vòng 7-9 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ và hoàn thành các nghĩa vụ về thuế; người nộp thuế sẽ tiến hành đến chi cục thuế tại địa phương nhận kết quả hoặc thông báo đồng ý chốt thuế của chi cục thuế.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành việc chốt thuế tại quận/huyện, cũ khi đã có công văn của cơ quan thuế cho chuyển sang địa chỉ mới, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thay đổi trụ sở chính.
Theo quy định khoản 2 Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp gồm các loại giấy tờ sau:
- Văn bản đồng ý cho chốt thuế chuyển quận của cơ quan thuế. ( Mẫu 09)
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty
- Biên bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);
- Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc chuyển trụ sở công ty khác quận
- Giấy ủy quyền cho người nộp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ
Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi trụ sở doanh nghiệp khác quận tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới
Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ về thay đổi trụ sở chính; đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới.
Phòng Đăng ký kinh doanh khi tiếp nhận hồ sơ thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp; phải trao Giấy biên nhận, sau đó có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả
Theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật doanh nghiệp 2020; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận; đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi; bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo; thay đổi trụ sở chính thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không thay đổi.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” Thủ tục tiến hành thay đổi trụ sở doanh nghiệp khác quận“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Doanh nghiệp chỉ phải thực hiện việc khắc lại con dấu; trong trường hợp con dấu của pháp nhân còn thông tin địa chỉ cũ. Trong trường hợp, con dấu pháp nhân; không khắc thông tin địa chỉ cũ thì doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục khắc lại con dấu.
Đây được xem là hình thức truyền thống khi sử dụng nhà và đất; mà công ty được quyền sử dụng hợp pháp để làm trụ sở. Việc chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà và đất; được sử dụng để làm trụ sở công ty được thể hiện thông qua sổ đỏ; do công ty đứng tên (hay còn gọi đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà gắn liền với đất). Hoặc cũng có thể là hợp đồng thuê; được ký kết hợp pháp giữa chủ sở hữu ngôi nhà và công ty.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 92/2020/NĐ-CP; quy định mức phạt đối với hành vi hoạt động kinh doanh sai địa điểm trụ sở đã đăng ký như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn; địa bàn, địa điểm hoặc mặt hành ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.