Nhân lực là yếu tố hàng đầu và ngày càng trở nên thách thức cho các doanh nghiệp. Việc tuyển chọn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp phát triển; hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Vậy Nhà nước có những chính sách gì về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa? Trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực là gì?
Phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng; chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực.
Việc phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng rất quan trọng trong sự phát triển; tăng hiệu quả hoạt độn của doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 39/2018/NĐ-CP; quy định về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn; giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhà nước tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến; chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.
Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP; quy định hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Theo đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh; tối đa 70% tổng chi phí của một khoá quản trị doanh nghiệp.
Và miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.
Hỗ trợ đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP; quy định về hỗ trợ đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Theo đó, miễn phí truy cập; tham gia các bài giảng trực tuyến có sẵn trên hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa truy cập hệ thống đào tạo trực tuyến để học tập theo thời gian phù hợp. Hệ thống đào tạo trực tuyến bao gồm nền tảng quản trị đào tạo trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến và hệ thống nội dung bài giảng trực tuyến.
Kinh phí để Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, duy trì, nâng cấp hệ thống đào tạo trực tuyến; khảo sát về nhu cầu đào tạo trực tuyến, truyền thông, quảng bá hệ thống đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được tổng hợp trong kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Hơn nữa, miễn phí tham gia các khoá đào tạo trực tuyến, tương tác trực tiếp với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các công cụ dạy học trực tuyến có sẵn ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh của đối tượng được đào tạo (Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom và các công cụ khác).
Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP; quy định về hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.
Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp;
Hơn nữa, hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong việc đào tạo nghề
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP; quy định về hỗ trợ đào tạo nghề.
Cụ thể, hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận. Người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khoá đào tạo.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về “chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực” hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Nhà nước hỗ trợ những gì?
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
+ Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;
+ Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
+ Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người. Và có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.