Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của mỗi doanh nghiệp; nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công ty. Trong trường hợp doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm xã hội được một thời gian nhất định và đáp ứng; được các điều kiện đề ra thì doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm xã hội. Vậy, thủ tục này được thực hiện như thế nào; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về mức đóng và mức miễn giảm mức đóng bảo hiểm xã hội
Để được giảm mức đóng bảo hiểm xã hội; thì doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện nhất định mà pháp luật đặt ra. Tại điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì hằng tháng; người sử dụng lao động sẽ phải đóng 0.5% quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào trong Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, theo quy định tại nghị định 58/2020/NĐ-CP thì từ ngày 15/07/2020 doanh nghiệp; có quyền đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm xã hội; đối với quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, và bệnh nghề nghiệp xuống 0.3 % so với trước kia.
Điều kiện miễn giảm mức đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 58/2020/NĐ-CP; thì doanh nghiệp có thể tiến hành việc giảm mức đóng bảo hiểm; đối với quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Trong vòng 3 năm tính đến thời điểm mà có đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính; bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về hành vi đã vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội.
- Phải thực hiện báo cáo định kỳ về tai nạn lao động và thực hiện báo cáo an toàn; vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng trong vòng 3 năm liền kề trước năm đề xuất việc giảm mức đóng.
- Tần suất của tai nạn lao động của năm liền kề trước năm mà đề xuất phải giảm từ 15% trở lên; so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 3 năm liền kề trước năm; mà có đề xuất mức giảm hoặc là không để xảy ra tai nạn lao động nào tính từ 3 năm liền kề trước năm mà đề xuất mức giảm.
Ngoài ra, thì doanh nghiệp xin đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm xã hội phải hoạt động; trong những ngành nghề. có nguy cơ cao về tai nạn lao động; cũng như bệnh nghề nghiệp.
Quy trình đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Để thực hiện việc đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề xuất xin giảm bao gồm:
- Văn bản đề nghị theo mẫu
- Bản sao có chứng thực của Báo cáo đánh giá công tác an toàn; vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động.
Bước 2 : Nộp hồ sơ đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp, nộp hồ sơ khi đáp ứng được các tiêu chí về đóng bảo hiểm xã hội, có thể tiến hành nộp hồ sơ thông qua hai cách bao gồm đường bưu chính; hoặc nộp trực tiếp tại Sở lao động thương binh và xã hội, nơi mà doanh nghiệp có trụ sở.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn quy định 30 ngày làm việc kể từ ngày đã nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp thì Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ:
- Gửi văn bản đến cho Sở Lao động, Thương binh và xã hội; để đề nghị đánh giá về tình hình chấp hành pháp luật về các vấn đề vệ sinh an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động.
- Đăng tải các thông tin của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị; tổ chức lên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để lấy được ý kiến rộng rãi trong vòng ít nhất 10 ngày.
- Tổ chức việc thẩm định, quyết định việc áp dụng mức đóng mới thấp hơn; so với mức đóng bình thường vào trong Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tiến hành gửi hoặc là trả kết quả trực tiếp hoặc là trực tuyến hoặc qua đường bưu điện; đến cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức thực hiện việc giảm mức đóng.
Bước 4: Trả kết quả
- Trong trường hợp không đủ các điều kiện áp dụng mức đóng thấp hơn so với mức đóng bình thường; thì phải có câu trả lời cho người sử dụng lao động và phải nêu rõ được lý do.
- Nếu như được chấp nhận yêu cầu thì thời hạn thực hiện mức đóng thấp hơn sẽ là 36 tháng; kể từ tháng mà có quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực.
- Trong vòng 60 ngày trước ngày mà hết hạn mức đóng bảo hiểm thấp hơn; nếu như người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu được giảm mức đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ phải lập tiếp 1 bộ hồ sơ và thực hiện đầy đủ các thủ tục được quy định.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Thủ tục đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trong đó có người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, bạn thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Trường hợp người lao động đã nhận bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ không được hưởng lương hưu khi già; trừ trường hợp, sau khi nhận bảo hiểm xã hội một lần người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lại từ đầu và đến già đủ điều kiện để được hưởng lương hưu. Vì vậy, tùy vào điều kiện hoàn cảnh mà người lao động nên cân nhắc việc có lựa chọn rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không ?
Hiện nay, pháp luật quy định người sử dụng lao động, có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cũng như chưa có quy định nào về việc được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn. Vì vậy, mà một trong những cách khả dĩ nhất đó, chính là việc thỏa thuận với người lao động về việc tăng lương để tăng mức đóng bảo hiểm xã hội.