Nghị định 95/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nghị định này được Chính phủ ban hành ngày 16/08/2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 16/08/2017.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 95/2017/NĐ-CP
Số hiệu: | 95/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/08/2017 | Ngày hiệu lực: | 16/08/2017 |
Ngày công báo: | 29/08/2017 | Số công báo: | Từ số 641 đến số 642 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 95/2017/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 95/2017/NĐ-CP
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Bao gồm:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo;
- Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 95/2017/NĐ-CP. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
Giấy chứng nhận khoa học và công nghệ sẽ là căn cứ để Nhà nước thực hiện, áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Giấy chứng nhận này sẽ có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. Giấy chứng nhận khoa học và công nghệ cũng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ
Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình; thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.