Đá gà là một thú vui phổ biến; và đã có từ lâu của người Việt Nam. Việc người dân chơi đá gà không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên; người chơi đá gà với mục đích ăn tiền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị xử lý hình sự. Dưới đây là nội dung của vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chơi đá gà ăn tiền
Hành vi đá gà ăn tiền có thể bị xử phạt hành chính; theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
(a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
(b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
(c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
(d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
Như vậy; hành vi đá gà ăn tiền được coi là hành vi đánh bạc trái phép; và có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
Xử lý hình sự đối với hành vi chơi đá gà ăn tiền
Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
(a) Có tính chất chuyên nghiệp;
(b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên.
(c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
(d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ theo quy định trên; thì mọi hình thức đánh bạc được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án mà chưa được xóa án tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc và có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tùy thuộc vào tính chất; mức độ của hình vi phạm tội; mà cơ quan có thẩm quyền sẽ có những hình thức xử phạt dựa trên khung hình phạt quy định.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép được coi là hành vi đánh bạc trái phép; và có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
Mọi hình thức đánh bạc được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án mà chưa được xóa án tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc và có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
Xem thêm: Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline 0833 102 102