Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nghị định này được Quốc hội ban hành ngày 17/02/2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 17/02/2017.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 15/2017/NĐ-CP
Số hiệu: | 15/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 17/02/2017 |
Ngày công báo: | 27/02/2017 | Số công báo: | Từ số 157 đến số 158 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 15/2017/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 15/2017/NĐ-CP
Vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Theo Nghị định số 15/2017/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn.
Quản lý các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Nghị định 15/2017/NĐ-CP
Bên cạnh các nhiệm vụ và quyền hạn đã được quy định tại Nghị định 123/2016/NĐ-CP thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn có thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Trình các dự án luật, dự thảo nghị quyết; dự án pháp lệnh; dự thảo nghị định.
- Ban hành theo thẩm quyền các Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế – kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nghị định số 15/2017/NĐ-CP quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nông nghiệp trong các lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi thú ý; thủy sản, thủy lợi, diêm nghiệp; an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; khuyến nông; thương mại nông sản.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư các ngành, lĩnh vực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
- Theo Nghị định 15, Bộ Nông nghiệp thực hiện quản lý bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, số lượng viên chức; tuyển dụng; đào tạo và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghị định số 15/2017/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 27 cơ quan, đơn vị (đã bổ sung thêm Tổng cục Phòng, chống thiên tai). Các cơ quan, đơn vị gồm có:
- Các Vụ như Tài chính; Kế hoạch; Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Hợp tác quốc tế; Pháp chế; Tổ chức cán bộ; Quản lý doanh nghiệp.
- Các Cục như Trồng trọt; Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi; Thú y; Quản lý xây dựng công trình; Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản.
- Các Tổng cục: Lâm nghiệp; Thủy sản; Thủy lợi; Phòng, chống thiên tai và các bộ phận khác.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 15/2017/NĐ-CP. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội; được quy định trong Bộ luật hình sự; do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý; xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với thủy sản.
Theo khoản 13 điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
Trong trường hợp mức độ thiệt hại của hành vi huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính thì được xác định là gây hậu quả nghiêm trọng và có thể cấu thành tội phạm hình sự về tội hủy hoại rừng theo quy định tại Điều 243 Bộ luật hình sự 2015 về tội hủy hoại rừng.