Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. Nghị định này được Quốc hội ban hành ngày 14/03/2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14/03/2017.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 26/2017/NĐ-CP
Số hiệu: | 26/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/03/2017 | Ngày hiệu lực: | 14/03/2017 |
Ngày công báo: | 26/03/2017 | Số công báo: | Từ số 205 đến số 206 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 26/2017/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 26/2017/NĐ-CP
Vị trí và chức năng của Bộ Ngoại giao theo Nghị định 26/2017/NĐ-CP
Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định Bộ Ngoại giao là cơ quan quản lý nhà nước về ngoại giao, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, Việt Kiều ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực ngoại giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao theo Nghị định 26/2017/NĐ-CP
Nghị định số 26/2017/NĐ-CP quy định Bộ Ngoại giao ngoài thực các nhiệm vụ quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ tại Nghị định 123/2016 còn phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tại Nghị định này. Điển hình như:
- Bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài.
- Tham mưu về tình hình thế giới và quan hệ quốc tế cho Thủ tướng và Chính phủ.
- Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi, đình chỉ quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế.
- Quản lý nhà nước, hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
- Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hợp pháp hóa lãnh sự, lãnh sự quán, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, xuất, nhập cảnh.
- Giải quyết tranh chấp, đấu tranh bảo vệ biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Kiểm tra đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao theo Nghị định 26/2017/NĐ-CP
Bộ máy tổ chức của Bộ Ngoại giao theo Nghị định 26/2017/NĐ-CP gồm có:
- 25 tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước đó là các Vụ, Cục, Ủy ban, Văn phòng Bộ Ngoại giao, Thanh tra Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ TP. HCM.
- 5 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao là Học viện Ngoại giao, Báo Thế giới và Việt Nam, Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài, Trung tâm Biên Phiên dịch quốc gia và Trung tâm Thông tin.
- Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 26/2017/NĐ-CP. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ sẽ giúp văn bản nước ngoài có giá trị về mặt pháp lý; sử dụng được tại Việt Nam. Một số nhà đầu tư nước ngoài khi chưa chuẩn bị hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao cần để hợp pháp hóa lãnh sự; thường gặp nhiều khó khăn khi hợp tác với các công ty trong nước.
Thủ tục này giúp bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời các cơ quan Nhà Nước cũng dễ dàng hơn khi quản lý người nước ngoài. Từ đó họ sẽ có trách nhiệm hơn khi làm việc; học tập và sinh sống tại nước ta.
Công dân có thể mang hai quốc tịch được phép mang hai quốc tịch. Đối với người mang hai quốc tịch, họ được hưởng đầy đủ quyền công dân của cả hai quốc gia. Cùng với đó, họ sẽ chịu sự quản lý của cả hai quốc gia.
Căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch. Cụ thể:
“Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.”
Tuy nhiên, không phải cứ ai có đơn xin thì đều được Chủ tịch nước xem xét; quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam.