Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Sóc Trăng những năm gần đây có chuyển biến tích cực; Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định; chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, quy mô đàn giảm nhưng tập trung phát triển và chất lượng; sản lượng thủy, hải sản đều tăng so với cùng kỳ. Đây là khu vực phù hợp thành lập doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Được thành lập những loại hình doanh nghiệp nào được thành lập tại Sóc Trăng?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020; các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn thành lập tại tỉnh Sóc Trăng các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Hoặc Doanh nghiệp tư nhân.
Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc điểm, cơ cấu, tổ chức khác nhau. Phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp. Cụ thể, đặc điểm cơ bản của các loại hình doanh nghiệp là:
+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp; do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp; có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+ Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân; chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
+ Công ty cổ phần là doanh nghiệp. Trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp; trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng
Nếu cá nhân, tổ chức đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp; thì người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp muốn thành lập
Người thành có nhu cầu thành lập doanh tại tỉnh Sóc Trăng cần xác định loại hình doanh nghiệp mong muốn thành lập. Sau khi xác định được loại hình doanh nghiệp, cần xác định các vấn đề sau:
- Đặt tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Theo đó, tên riêng của doanh nghiệp không được trùng; hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
- Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Xác định ngành, nghề kinh doanh.
- Xác định vốn điều lệ doanh nghiệp: Tùy vào khả năng, nhu cầu của các thành viên/ cổ đông; cũng như quy mô hoạt động của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện); để đăng ký vốn điều lệ phù hợp.
- Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Chuẩn bị bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc điểm về cơ cấu, tổ chức khác nhau; nên luật doanh nghiệp quy định hồ sơ thành lập từng doanh nghiệp có những sự khác biệt nhất định, cụ thể như sau:
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Điều 19 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Căn cứ Điều 20 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Căn cứ Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Căn cứ Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu ở trên, người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp; tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp định đặt trụ sở chính.
Bước 4: Nhận kết quả
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
5, Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi; bổ sung cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu; và nộp lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020; quy định: Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày; kể từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ Hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; quy định người đang chấp hành hình phạt tù không được thành lập doanh nghiệp.
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; quy định người đang bị tạm giam không được thành lập doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực; cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
+ Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp. Không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh; tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
+ Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật.