Người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy gây tai nạn bị xử lý thế nào ? Đây có lẽ là câu hỏi của không ít người khi tham gia giao thông; khi mà những năm gần đây, số lượng các vụ tai nạn giao thông do người dưới 16 tuổi gây ra ngày càng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Vậy, hiện nay pháp luật quy định thế nào về vấn đề này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Người dưới 16 tuổi có được điều khiển xe máy không ?
Tại khoản 1 điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008; quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này; và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Theo đó, để tham gia điều khiển các loại xe gắn máy, thì người điều khiển xe phải đáp ứng; các điều kiện về giấy phép lái xe; độ tuổi tham gia giao thông phù hợp với dung tích xe… theo đó tại điều 60 Luật giao thông đường bộ; quy định về độ tuổi của người tham gia giao thông như sau:
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
Từ các quy định này; có thể thấy người dưới 16 tuổi thì không đủ điều kiện để điều khiển các loại xe gắn máy có dung tích từ 50 cm3. Vì, vậy trong mọi trường hợp việc người dưới 16 tuổi; điều khiển xe máy đều là hành vi trái luật.
Người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy gây tai nạn bị xử lý thế nào ?
Như đã đề cập, thì việc người dưới 16 tuổi lái xe là hành vi trái luật. Vì vậy, mà tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
Xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 và Khoản 3 Điều 134; Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính; về vi phạm hành chính do cố ý. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Cụ thể, tại khoản 1 điều Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về điều kiện của người điều khiển xe như sau:
Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô
Mặc dù, hình thức xử phạt đối với người dưới 16 tuổi khi điều khiển xe máy gây tai nạn chỉ là cảnh cáo. Tuy nhiên, ngoài người điều khiển xe; thì chủ sở hữu phương tiện cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; khi cho người dưới 16 tuổi điều khiển xe có thể bị xử phạt từ 800.000- 2.000.000 đồng; theo quy định tại điểm đ khoản khoản 5 điều 30 nghị định 100/2019/NĐ-CP
Có thể bạn quan tâm
- Lái xe gây tai nạn phải bồi thường cho nạn nhân như thế nào?
- Học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); thì người thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác khi tham gia giao thông nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại 260 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tiền từ 30-100 triệu; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm. Mặc dù vậy, theo quy định tại điều 12 Bộ Luật hình sự thì người dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 .
Tuy nhiên, người có hành vi giao xe máy cho người dưới 16 tuổi điều khiển; khi biết rõ người đó chưa đủ độ tuổi điều khiển xe máy tham gia giao thông đường bộ; dẫn đến hậu quả làm chết 01 người thì tùy vào tính chất của hành vi, mức độ thiệt hại; người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); với hình phạt tù cao nhất lên đến 07 năm và còn có thể bị phạt tiền lên đến 30 triệu đồng.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy gây tai nạn bị xử lý thế nào ? ” giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Gia đình cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ sau:
Giấy khai sinh của trẻ bị thiệt hại (Nếu mất thì cần đến Ủy ban Nhân dân nơi mình sống để yêu cầu trích lục giấy khai sinh)
Thẻ học sinh
Giấy tờ, tà liệu hóa đơn nhập viện, thuốc thang
Giấy chứng thương.
Giấy ra viện.
Giấy chứng nhận phẫu thuật.
Hồ sơ bệnh án.
Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản
Và các chi phí khác
Căn cứ điều 586 bộ luật dân sự 2015. Đối với trường hợp từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu không đủ cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.