Khác với doanh nghiệp có thể to nhỏ tùy ý, hộ kinh doanh là một mô hình kinh tế nhỏ. Một người chỉ có thể làm chủ một hộ kinh doanh duy nhất trên cả nước và không có ngoại lệ (điều 80 nghị định 01/2021/NĐ-CP). Vậy kinh doanh hộ gia đình theo quy định của pháp luật như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Kinh doanh hộ gia đình là mô hình kinh doanh do duy nhất một cá nhân là công dân hợp pháp của Việt Nam hoặc cũng có thể là một nhóm người hay đúng nghĩa là một hộ gia đình đứng tên làm chủ, sẽ chỉ được phép đăng ký hoạt động kinh doanh trên một địa điểm cố định duy nhất, và được sử dụng không quá mười người lao động, hộ kinh doanh gia đình cũng sẽ không có con dấu và sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh.
Một số hình thức kinh doanh hộ gia đình
- Kinh doanh quán ăn
- Kinh doanh dịch vụ giặt là
- Bán hàng tạp hóa
- Kinh doanh dịch vụ sửa chưa đồ điện tử
Đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở đâu?
Để đăng ký kinh doanh hộ gia đình, các bạn có thể đến ủy ban nhân dân Quận/ Huyện, nơi mà hộ kinh doanh gia đình của bạn đặt địa chỉ trụ sở chính và để tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh, vì đây là nơi có thẩm quyền để giải quyết những vấn đề pháp lý có liên quan đến công dân ở khu vực đó.
Trước khi đi đăng ký kinh doanh, bạn cần phải chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ có liên quan để phục vụ cho hoạt động xác minh, cụ thể như:
- Đơn xin sẽ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ đặt cơ sở kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh chính
- Số vốn cụ thể khi đăng ký kinh doanh
- Chứng minh thư bản sao công chứng
- Đối với những ngành nghề cụ thể bạn sẽ phải xuất trình đầy đủ chứng chỉ hành nghề để được xem xét trước khi xét duyệt.
Thường thì thời gian xét duyệt sẽ kéo dài trong khoảng từ 05 ngày cho đến 1 tuần, vậy nến nếu như không có phản hồi thì bạn nên đến cơ quan có thẩm quyền để nêu ý kiến
Thủ tục để thành lập hộ kinh doanh
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ hợp lệ, gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp (Có thể là sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn có công chứng)
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh
Đây là ba văn bản chủ yếu để thành lập hộ kinh doanh theo luật. Mặc dù luật chỉ yêu cầu như vậy, song thực tế tại nhiều Quận, Huyện tại Hà Nội vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như:
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Quý khách tiền hành tập hợp hồ sơ và đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp (Ở đây là UBND cấp Quận, Huyện nơi đặt hộ kinh doanh cá thể).
Trên thực tế, thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể được thao tác tại nhà qua hình thức nộp hồ sơ online. Tuy nhiên hình thức này hiện không được ưu tiên bởi vì khá khó tiếp cận và phát sinh nhiều lỗi.
Cơ quan thụ lý và giải quyết đó chính là Phòng kinh tế hoặc Phòng tài chính kế hoạch thuộc UBND cấp Quận, Huyện.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Phòng tài chính – kế hoạch thuộc UBND sẽ có trách nhiệm trả kết quả tới Quý khách:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
- Lệ phí hành chính: 100.000 đồng
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự; trừ trường hợp người chưa thành niên. Như vậy, có thể thấy độ tuổi được quyền thành lập hộ kinh doanh là đủ 18 tuổi. Theo Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này; trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
Theo quy định, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự, mới được phép thành lập hộ kinh doanh. Vì vậy, người bị câm nếu có đầy đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi hoàn toàn có thể thành lập hộ kinh doanh.
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình ĐK HKD;
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh với trường hợp các thành viên hộ gia đìnhĐK HKD.