Thời đại công nghệ 4.0 phát triển; cùng với sự phát triển của nền kinh tế; nên hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra rất sôi nổi. Nhiều chị em, mẹ bỉm sữa đầu tư tập tành kinh doanh online các mặt hàng quần áo, thực phẩm… vô cùng phổ biến. Vậy, hoạt động bán hàng online phải đóng những loại thuế gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bán hàng online là gì?
Bán hàng onlien là một phương thức kinh doanh rất phổ biến giai đoạn gần đây của nhiều chị em, mẹ bỉm sữa, sinh viên… Việc kinh doanh bán hàng online được thực hiện tương đối dễ dàng trên các trang mạng xã hội như: Facebook Instagram…; trong đó nguời bán hàng không cần đầu tư quá nhiều vốn, nhân lực.
Bán hàng online là loại hình dịch vụ, kinh doanh các sản phẩm diễn ra chủ yếu trên mạng Internet và thông qua các kênh bán hàng phổ biến như website doanh nghiệp, các trang mạng xã hội.
Trong mô hình mua bán hàng online; cả người mua và người bán đều dùng các thiết bị di động như máy tính, điện thoại; được kết nối với nhau thông qua mạng Internet. Với hình thức mua hàng này, người mua có thể không cần phải đến trực tiếp cửa hàng mà vẫn có thể xem và sở hữu sản phẩm. Ngược lại, người bán có thể không cần mặt bằng shop mà vẫn có thể tiếp cận, trao đổi thông tin, hàng hóa với người mua.
Bán hàng online có phải đóng thuế không?
Nếu các bạn bán hàng online với quy mô nhỏ lẻ thì thông thường sẽ không phải đóng thuế cho nhà nước.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 1 của Thông tư 92/2015/TT-BTC thì người bán hàng online sẽ phải đống thuế cho nhà nước nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.
Như vậy, tùy thuộc vào doanh thu của việc bán hàng; nếu doanh thu lớn từ 100 triệu đồng/năm thì sẽ phải đóng thuế.
Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì?
Người bán hàng sẽ phải đóng những loại thuế sau đây:
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người bán hàng có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên; phải trích nộp một phần vào ngân sách nhà nước. Người kinh doanh hàng hóa online có thu nhập sẽ phải nộp thuế này; với cách tính thuế TNCN như sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
Doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.
Nếu doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, người bán hàng phải nộp thuế với mức 0,5%. Thuế này được tính theo tháng, có thể kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
Trường hợp người bán hàng không xác định được doanh thu; cơ quan có thẩm quyền sẽ ấn định để xác định số thuế phải nộp.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu; được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng sẽ trả thuế VAT khi sử dụng sản phẩm nhưng người bán hàng sẽ trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.
Cách tính thuế GTGT phải nộp như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Người kinh doanh online phải nộp thuế VAT bằng 1% doanh thu khi đạt trên 100 triệu đồng/năm.
Nếu nguwoif bán hàng online: Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không khai thuế, không xuất hóa đơn giá trị trên 200.000 đồng, ghi trên hóa đơn số tiền thấp hơn giá trị thanh toán thực tế hoặc sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm làm giảm số tiền thuế phải nộp,.. .sẽ bị xử phạt các mức khác nhau, từ cảnh cáo đến phạt tiền.
Lệ phí môn bài
Người bán hàng online sẽ phải nộp lệ phí môn bài định kỳ hàng năm. Trong đó, cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ áp dụng mức lệ phí môn bài từ 300.000 đồng đến một triệu đồng. Cụ thể:
- Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng, mức phí 300.000 đồng.
- Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng, mức phí 500.000 đồng.
- Doanh thu trên 500 triệu đồng, mức phí 1.000.000 đồng.
Ngược lại, người bán hàng không thường xuyên, địa điểm không cố định hoặc có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm; thì sẽ không phải đống lệ phí môn bài cho nhà nước.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X cung cấp nhiều loại dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng như dịch vụ trích lục khai sinh; dịch vụ xác định tình trạng hôn nhân; dịch vụ Luật sư soạn di chúc, thừa kế tài sản; dịch vụ thành lập công ty…
Để hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn pháp lý của quý khách; hãy liên hệ: 0833.102.102
Hy vọng bài viết “Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì” sẽ có ích cho bạn đọc!
Câu hỏi thường gặp
Nếu bạn bán hàng online với quy mô nhỏ lẻ, không thường xuyên, cố định thì không phải đăng ký kinh doanh. Nếu bán hàng với quy mô lớn, có doanh thu lớn, có thuê nhân viên, có trụ sở bán hàng thì phải đăng ký kinh doanh. Khi đó, bạn có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp tùy nhu cầu.
Theo quy định thì: bán hàng online cũng phải đảm bảo các thông tin về giá như: phí vận chuyển, phí đóng gói… phải được niêm yết rõ ràng. Tuy nhiên, hiện nay việc bán hàng online trên Facebook mà không công khai giá vẫn luôn diễn ra và cơ quan chức năng cũng rất khó quản lý.
Pháp luật không cấm việc công chức bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Nhưng nếu công chức bán hàng đa cấp thì vi phạm pháp luật.
Tùy vào nhu cầu, mức vốn,… của nguời bán hàng thì có thể tùy chọn thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh ngiệp. Mỗi loại hình kinh doanh đều có những ưu và nhược điểm riêng.