Gần đây, một đối tượng lưu thông vào khung giờ không được ra đường; khi bị kiểm tra, V. không xuất trình được giấy tờ cần thiết rồi bất ngờ bỏ chạy. Tổ kiểm soát phòng chống dịch đuổi theo; một Thượng úy Công an trong khi truy đuổi đã gặp nạn và hy sinh… Vậy, Công an hy sinh khi làm nhiệm vụ, người thân được hưởng chế độ nào? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020
Nội dung tư vấn
Trường hợp công an hy sinh khi làm nhiệm vụ được công nhận danh hiệu liệt sĩ
Theo Điều 14 Pháp lệnh người có công với cách mạng 2020; (gọi tắt là Pháp lệnh) quy định, liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc; bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước; của Nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” trong một số trường hợp.
Ngoài các trường hợp trên, theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP; Nhà nước sẽ không xem xét xác nhận liệt sĩ đối với:
- Những trường hợp chết do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật; vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị;
- Những trường hợp chết từ ngày 31/12/1994 trở về trước; cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện; xác nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử; theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động.
Như vậy, trong đa số trường hợp, công an hy sinh khi làm nhiệm vụ sẽ được công nhận liệt sỹ, được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, cũng có những người mất khi làm nhiệm vụ; nhưng họ không đủ điều kiện xác nhận liệt sỹ; mà chỉ là trường hợp tai nạn lao động hoặc tai nạn thông thường.
Chế độ cho công an hy sinh khi làm nhiệm vụ
Căn cứ theo Điều 14 Pháp lệnh; liệt sĩ sẽ được tổ chức báo tử, truy điệu, an táng tại quê hương.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị của liệt sĩ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi gia đình liệt sĩ cư trú tổ chức trọng thể lễ truy điệu liệt sĩ.
Nhà nước và Nhân dân xây dựng, quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công trình liệt sĩ ghi công liệt sĩ, bao gồm phần mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ.
Công an hy sinh khi làm nhiệm vụ, người thân được hưởng chế độ nào?
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 58/2019/NĐ-CP quy định mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 1.624.000 đồng.
Căn cứ theo bảng Phụ lục I tại Nghị định 58, Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP, thân nhân, gia đình liệt sĩ được hưởng các khoản trợ cấp như sau:
- Trợ cấp 1 lần khi báo tử: Bằng 20 lần mức chuẩn là 1,624 x 20 = 32,480 triệu đồng.
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ; là 1,624 triệu đồng/tháng
Ngoài các khoản trợ cấp trên, thân nhân liệt sĩ còn được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo điểm i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm Y tế.
Khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, thân nhân của liệt sĩ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả nhưng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư, dịch vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo điểm e, khoản 2, Điều 14 Pháp lệnh, cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Mức chi phí cụ thể được quy định tại Điều 53 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:
- Mức chi điều dưỡng tập trung là 2,220 triệu đồng/người/lần;
- Mức chi điều dưỡng tại nhà là 1,110 triệu đồng/người/lần.
Thượng úy Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ phòng chống dịch, người thân được hưởng những chế độ gì?
Gần đây, một đối tượng lưu thông vào khung giờ không được ra đường, khi bị kiểm tra, V. không xuất trình được giấy tờ cần thiết rồi bất ngờ bỏ chạy. Tổ kiểm soát phòng chống dịch đuổi theo, một Thượng úy Công an trong khi truy đuổi đã gặp nạn và hy sinh…
Theo thông tin ban đầu, tối 2/8, tổ kiểm soát dịch bệnh thuộc Công an phường 10, quận 6 tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường ở quận 6 để xử lý những người vi phạm theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 12 của UBND TP Hồ Chí Minh.
Khi đến đường An Dương Vương, tổ công tác phát hiện V. đang lưu thông vào khung giờ hạn chế người ra đường nên ra hiệu lệnh dừng phương tiện. V. xuất trình giấy tờ nhưng không nói được lý do ra đường nên tổ công tác đã yêu cầu V. về trụ sở Công an phường để làm rõ.
Lúc này V. bất ngờ leo lên xe rồ ga bỏ chạy, tổ công tác đã tổ chức truy đuổi. Trong quá trình truy đuổi, Thượng úy Phan Tấn Tài (SN 1992, công tác tại Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy-Công an quận 6) mất lái đã tông vào tường một nhà dân và bị thương nặng.
Khi đó, người thân của Thượng úy sẽ được hưởng những chế độ kể trên; ngoài ra còn được hưởng chế độ khác theo cấp bậc.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Công an hy sinh khi làm nhiệm vụ, người thân được hưởng chế độ nào?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Khoản Điều 4 Pháp lệnh quy định, con liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
Mức chi phí cụ thể được quy định tại Điều 53 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:
– Mức chi điều dưỡng tập trung là 2,220 triệu đồng/người/lần;
– Mức chi điều dưỡng tại nhà là 1,110 triệu đồng/người/lần.