Nhận cha, mẹ, con là một trong những quyền lợi cơ bản của mỗi người. Ai cũng có quyền được nhận cha mẹ hoặc con cái của mình. Đó là một quyền hoàn toàn tự nhiên. Pháp luật cũng quy định những quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con; để tránh trường hợp trốn tránh trách nhiệm của những người này. Mối quan hệ cha, mẹ, con khi được pháp luật công nhận sẽ được bảo vệ về mặt pháp lý. Một trong những văn bản thể hiện sự công nhận chính là văn bản trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con. Vậy chúng là gì? Hãy tham khảo bài viết của Luật sư X.
Thưa luật sư, trước đây tôi đã làm thủ tục nhận cha mẹ con; và được cấp trích lục đăng ký nhận cha mẹ con. Nhưng do thời gian đã lâu, kết quả bị thất lạc. Nay tôi muốn xin cấp lại kết quả đăng ký nhận cha mẹ con trước đây. Thủ tục thế nào, xin Luật sư X giải đáp.
Căn cứ pháp lý:
- Luật hộ tịch 2014
- Nghị định 87/2020/NĐ-CP
- Thông tư 04/2020/TT-BTP
Nội dung tư vấn
Nhận cha, mẹ, con là gì?
Quan hệ cha, mẹ, con vốn là một quan hệ tự nhiên thuần túy. Nay quan hệ đó được pháp luật quy định, thừa nhận và chi phối; trở thành mối quan hệ có tính pháp lý, được pháp luật quy định về các quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, những quyền và nghĩa vụ đó chỉ phát sinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Pháp luật quy định mỗi cá nhân đều có quyền tự nguyện nhận cha, mẹ, con. Từ đó thiết lập quan hệ cha, mẹ, con về mặt pháp lý; xác lập quyền và nghĩa vụ, như quyền thừa kế, nghĩa vụ chăm sóc con cái, nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ….
Việc tự nguyện nhận con phải được người được nhận đồng ý nếu họ là người đã thành niên; nếu họ chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là cha, là mẹ. Còn việc tự nguyện nhận cha, mẹ về nguyên tắc phải được bên được nhận đồng ý. Ngoài ra, còn có thể được chấp nhận trong trường hợp người được nhận là người cha, mẹ đã chết. Việc tự nguyện nhận, cha, mẹ và con thông thường dẫn đến thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại cơ quan hành chính Nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu đăng ký nhận cha, mẹ, con là thủ tục do cá nhân thực hiện tại cơ quan hành chính nhà nước; để được cơ quan này ghi vào sổ hộ tịch; và công nhận quan hệ cha, mẹ, con, giữa các cá nhân có yêu cầu.
Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con là gì?
Theo quy định khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, trích lục được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; nhằm chứng minh sự kiện nhận cha, mẹ, con của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện nhận cha, mẹ, con được đăng ký.
Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch; và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Trình tự thủ tục trích lục
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người yêu cầu trích lục (Bản sao chứng thực, hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)
- Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu thêm một số tài liệu khác như:
- Sổ hộ khẩu của gia đình (Bản sao chứng thực, hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)
- Giấy khai sinh của người con (Bản sao chứng thực, hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)
- Các văn bản, tài liệu khác chứng minh sự kiện đăng ký nhận cha mẹ con trước đây.
Ngoài ra, khi làm thủ tục phải xuất trình những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu; hoặc chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.
- Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ phải xuất trình.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ do người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
Bước 3: Nhận kết quả
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục hộ tịch, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Khi làm thủ tục, cần xuất trình văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Lệ phí xin trích lục đăng ký nhận cha mẹ con là 8.000 đồng cho mỗi một bản trích lục, bản sao trích lục hoặc một lần đăng ký nhận cha, mẹ, con được trích lục.
Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về trích lục đăng ký nhận cha mẹ con. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102